1. Bội chung (BC) của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
2. Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
3. Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta làm như sau:
Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng;
Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất. Tích đó là BCNN cần tìm.
4. Để tìm bội chung của nhiều số, ta có thể tìm BCNN của các số đó rồi nhân BCNN đó lần lượt với 0; 1; 2; 3...
5. ƯCLN(a, b). BCNN(a, b) = a.b
6. Nếu a ⋮ m, a ⋮ n thì a ⋮ BCNN(m,n).
7. Khi cần viết gọn, ta có thể viết BCNN(a,b) bởi [a.b].
Xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hay ba số tự nhiên đã cho.
Vận dụng tính chất chia hết đã học và tính chất chia hết trong phần kiến thức bổ sung để giải các bài toán liên quan đến BC, BCNN.
Vận dụng BCNN để quy đồng mẫu số và thực hiện tính toán với phân số.
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 12 Bội chung. Bội chung nhỏ nhất, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.