Tóm tắt Lý thuyết về tập hợp toán lớp 6 theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết về tập hợp Toán lớp 6 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
1. Khái niệm tập hợp
Tập hợp là một khái niệm thường gặp trong toán học và trong đời sống
2. Kí hiệu và cách viết tập hợp
+ Tập hợp được kí hiệu bằng một chữ cái in hoa, các phần tử được viết trong2 dấu {} và giữa các phầntử được ngăn cách bởi dấu “;”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý
3. Phần tử thuộc tập hợp
+ Một phần tử a thuộc tập hợpA được kí hiệu a ∈ A
+ Một phần tử b không thuộc tập hợp A được kí hiệu b ∈ A
4. Cách cho một tập hợp
Có haicách để viết một tập hợp. Đó là:
- Liệt kê các phần tử củatập hợp
- Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử
Người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng khép kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm trong vòng kín đó, gọi là biểu đồ Ven.
Dạng 1. Viết một tập hợp cho trước
Phương pháp giải: Dùng một chữ cái in hoa và dấu ngoặc nhọn, ta có thể viết một tập hợp theo hai cách:
Dạng 2. Sử dụng kí hiệu “∈”, “∉”
Phương pháp giải:
Dạng 3. Minh họa một tập hợp cho trước bằng hình vẽ
Phương pháp giải
Sử dụng biểu đồ Ven. Đó là một đường cong khép kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một điểm ở bên trong đường cong đó.
Câu 1. Cách viết tập hợp nào sau đây là đúng?
A. A = [0; 1; 2;3]
B. A = (0; 1; 2; 3.
C. A = 1; 2; 3
D. A = {0; 1; 2; 3}
Câu 2. Cho A gồm cácsố tự nhiên nhỏ hơn 5, tập A được viết như thế nào?
A. A= {1; 2; 3; 4}
B. A= {0; 1; 2; 3; 4}
C. A= {1; 2; 3; 4;5}
D. A= {0; 1; 2; 3; 4; 5}
Câu 3. Cho tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 6, tập B được viết nhưthế nào?
A. B= {x | x là số tự nhiên, x < 7}
B. B= { x | x là số tự nhiên, x < 6}
C. B= { x | x là số tự nhiên, x > 7}
D. B= { x | x là số tự nhiên, x > 6}
Câu 4. Cho M = { x | x là số tự nhiên, x chia hết cho 3}
A. 3 ∈ M
B. 13 ∈ M
C. 0 ∉ M
D. 2022 ∉ M
Câu 5. Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc tập A vừa thuộc tập B là:
A. C = {3; 4; 5}
B. C = {3}
C. C = {4}
D. C = {3; 4}
Đáp án:
Câu 1. D
Câu 2. B
Câu 3. D
Câu 4. A
Câu 5. D
Bài 1. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:
a. A = {0; 5; 10; 15; 20}
b. B = {1; 3; 5; 7; 9}
c. C = {1; 4;7; 10; 13; 16; 19}
d. D = {2; 6; 10; 14; 18; 22}.
Lời giải
Các tập hợp được viết bằng tính chất đặc trưng của các phần tử:
a. A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 5, x < 21};
b. B = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 10}
c. C = {x | x là số tự nhiên chia 3 dư 1, 0 < x < 20}
d. D = { x | x là các số tự nhiên chia 4 dư 2, 0 < x < 23}.
Bài 2. Cho tập hợp B = {2; 4; 6; 8; 10; 12}.
a. Viết lại tập hợp B dưới dạng nêu tính chất đặc trưng của các phần tử.
b. Cho biết các phân tử 1, 6, 9, 14 có thuộc tập hợp B không?
Lời giải
a. B = { x |x là số tự nhiênchẵn, 0< x < 13}
b. Ta có: 1∈ B, 6 ∈ B, 9 ∈ B, 14 ∈ B
Bài 3. Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, C, D.
Lời giải:
A = {8; 15}
B = {3; a; m}
C = {vở}
D = {vở; bút; sách}