Tổng hợp Lý thuyết Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 5 Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường qua đó tìm ra phương hướng, giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
1. Tài nguyên đất
* Hiện trạng: Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phi, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm.
* Nguyên nhân suy giảm:
+ Tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,...
+ Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.
* Biện pháp:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách; khoa học - công nghệ, kĩ thuật;
- Đồi núi: bảo vệ rừng, trồng rừng vừa giúp chống xói mòn, giữ độ phì và giữ ẩm cho đất, hạn chế quá trình hoang mạc hóa, kết von,...
- Đồng bằng: canh tác hợp lí, thau chua, rửa mặn, bón phân hữu cơ,...
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức.
2. Tài nguyên sinh vật
* Hiện trạng:
Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học:
+ Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã đã bị suy giảm nghiêm trọng. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, giảm nguồn gen di truyền.
+ Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể.
* Nguyên nhân:
- Khai thác sinh vật quá mức trong nhiều năm của con người, do thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Các hoạt động như đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, khai thác lâm sản quá mức, đưa chất thải ra môi trường không qua xử lí, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,... đe doạ sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật
* Biện pháp:
+ Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật.
+ Quy hoạch, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Xử lí các chất thải để bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái
phép, không khai thác thủy sản quá mức.
+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức.
3. Tài nguyên nước
* Hiện trạng:
- Nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm.
- Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể. Ở nhiều khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô.
* Nguyên nhân: Tác động của biến đổi khí hậu; việc khai thác quá mức nguồn nước; chất thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt của con người; lạm dụng phân hoá học trong sàn xuất nông nghiệp; tỉnh trạng phá rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho dòng chảy.
* Biện pháp:
+ Ban hành các bộ luật về việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước.
+ Việc quản lí tài nguyên nước...
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả;
+ Bảo vệ và duy trì các khu vực nguồn nước quan trọng.
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng về sử dụng hợp lí tài nguyên nước.
1. Hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
* Hiện trạng: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách, mức độ nhiễm không khí ở một số khu vực ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các đô thị.
* Nguyên nhân:
- Ô nhiễm không khí:
+ Ở đô thị do khói bụi từ các phương tiện giao thông; tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh do khí thải.
+ Ô nhiễm bụi ở nông thôn từ hoạt động nông nghiệp do đốt phế phẩm nông nghiệp như đốt rơm, rạ.
+ Biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Ô nhiễm nguồn nước:
+ Trên một số đoạn sông do chất thải, nước thải từ đô thị, làng nghề.
+ Nước ngầm bị nhiễm mặn do khai thác quá mức,
+ Ô nhiễm nước biển do nước thải, rác thải nhựa từ các thành phố ven biển và các khu vực du lịch.
+ Ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất do vấn đề tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật.
+ Biến đổi khí hậu và thiên tai.
2. Các giải pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát, phòng ngừa và xử lí ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải, nước thải; lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân cần được phân loại để tái chế.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.