logo

Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh

Tóm tắt Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh


I. Tình hình phát triển kinh tế


1. Quy mô GDP

Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020). Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1 448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1 073,9 tỉ USD).


2. Tốc độ tăng GDP

Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hoá khá sớm (thế kỉ XIX). Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP luôn biến động.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7. Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh (trang 30)

3. Cơ cấu kinh tế

Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.


II. Các ngành kinh tế


1. Nông nghiệp

- Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây lương thực, công nghiệp và ăn quả.

- Các cây lương thực chính là ngô và lúa mì, các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông và cao su.

- Mỹ La-tinh sản xuất hơn 208 triệu tấn lương thực vào năm 2020, với Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô là các nước sản xuất lương thực hàng đầu.

- Các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, và Cô-lôm-bi-a, với bò và gia cầm là các vật nuôi chủ yếu.

- Nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.


2. Công nghiệp

- Công nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của khu vực Mỹ La-tinh, với ngành khai khoáng phát triển dựa trên tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Mỹ La-tinh sản xuất lượng đồng, bạc, kẽm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng của thế giới.

- Khu vực này cũng là nơi khai thác nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới, nổi bật là Vê-nê-xu-ê-la và Mê-hi-cô.

- Công nghiệp chế biến, chế tạo được chú trọng phát triển, với nhiều sản phẩm đạt trình độ công nghệ cao như ô tô, máy bay. Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê và Mê-hi-cô là những nước phát triển mạnh nhất trong khu vực.


3. Dịch vụ

- Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của Mỹ La-tinh, với tỉ trọng tăng dần.

- Ngoại thương là lĩnh vực dịch vụ quan trọng nhất.

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp, thịt và sữa.

- Mỹ La-tinh có trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cao hơn so với nhập khẩu.

- Các đối tác thương mại chính của Mỹ La-tinh là Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.

- Mỹ La-tinh là khu vực du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và nền văn hoá đặc sắc.

- Năm 2019, Mỹ La-tinh đón gần 202 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ khách quốc tế đạt hơn 75,6 tỉ USD.


III. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 7

Câu 1. Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại

A. Cao nhất thế giới.

B. Thấp nhất thế giới.

C. Ở mức trung bình.

D. Ở mức khá thấp.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh?

A. Ac-hen-ti-na và Pêru.

B. Bra-xin và Mê-hi-cô.

C. Pa-ra-goay và Bra-xin.

D. Mê-hi-cô và Chi-lê.

Giải thích:

- Bra-xin và Mê-hi-cô là hai quốc gia có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh (trên 1000 tỉ USD)

- Đô-mi-ni-ca, Xen-kít và Nê-vít,…là hai quốc gia điển hình tại khu vực Mỹ Latinh có GDP thấp (chỉ vài trăm triệu USD). Điều này cho thấy giữa các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có sự chênh lệch rất lớn.

Câu 3. Năm 2020, khu vực Mỹ Latinh đóng góp khoảng

A. 6% vào GDP của thế giới.

B. 8% vào GDP của thế giới.

C. 5% vào GDP của thế giới.

D. 7% vào GDP của thế giới.

Câu 4. Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?

A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.

C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuela, Pê-ru.

D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 5. Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là

A. NAFTA.

B. EU.

C. MERCOSUR.

D. APEC.

Giải thích:

Được thành lập năm 1991, khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là MERCOSUR bao gồm các nước: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 6. Khu vực Mỹ Latinh tiến hành công nghiệp hóa

A. Rất sớm.

B. Khá sớm.

C. Muộn.

D. Rất muộn.

Giải thích:

Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hóa khá sớm (thế kỉ XIX). Ngay sau khi giành độc lập, các nước này đã tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế trong nước và nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. 

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7. Kinh tế khu vực Mỹ La-tinh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023