logo

Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 9: Liên minh Châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn

Tóm tắt Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 9: Liên minh Châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9: Liên minh châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 9: Liên minh châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn


I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU


1. Quy mô

- Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu thành lập với 6 quốc gia thành viên.

- Năm 1967, hợp nhất với Cộng đồng Than và Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu.

- Ngày 1-11-1993, Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực, đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.

- EU đã phát triển lâu dài, mở rộng số thành viên, diện tích, dân số và GDP.

- Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm khoảng 5,8% số dân và đóng góp 17,8% GDP toàn thế giới.


2. Mục tiêu của EU

- Mục tiêu của EU được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích (1993).

- EU xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ với đơn vị tiền tệ chung.

- EU xây dựng liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

- Hiệp ước Ma-xtrích có ba trụ cột về kinh tế, chính trị và tư pháp.

- Mục tiêu của Hiệp ước là xây dựng EU thành khu vực tự do và liên kết chặt chẽ.


3. Thể chế hoạt động của EU

- EU có 4 cơ quan thể chế là Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu (hay Liên minh châu Âu), Hội đồng Liên minh châu Âu.

- Quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường sau Hiệp ước Li-xbon.

- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, Nghị viện là cơ quan làm luật, Ủy ban là cơ quan điều hành, Hội đồng Liên minh là cơ quan làm luật đại diện cho các chính phủ.

- Các nước thành viên phải phù hợp với hiến pháp của EU.

- EU có thể giao dịch với tư cách là một quốc gia với các quốc gia khác.

- EU hoàn thiện thể chế theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn với các mục tiêu toàn diện và thể chế minh bạch, dân chủ để nâng cao vị thế trên thế giới.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 9. Liên minh Châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn (trang 37)

II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới


1. Quy mô nền kinh tế 

- Năm 2021, GDP của EU chiếm 17,8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. GDP/người đạt mức cao (38 234 USD), gấp 3,1 lần mức trung bình toàn thế giới.

-  Ba nền kinh tế lớn nhất EU là Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a cũng là những cường quốc kinh tế trên thế giới và thuộc nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).


2. Một số lĩnh vực dịch vụ

- Thương mại: Trung tâm thương mại lớn, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, mua sắm công và quyền sở hữu trí tuệ, chiếm 31,0% trị giá toàn cầu.

- Đầu tư nước ngoài: Đầu tư ra nước ngoài cao thứ hai trên thế giới, tập trung vào dịch vụ, khai thác dầu khí và chế tạo. Nguồn vốn ODA cao nhất thế giới (19,0 tỉ USD, năm 2021), hỗ trợ phát triển bền vững ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới.

- Tài chính ngân hàng: Sức mạnh tài chính thể hiện ở các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn, các thành phố Phrăng-phuốc (Cộng hoà Liên bang Đức), Pa-ri (Pháp), Am-xtéc-đam (Hà Lan) là những trung tâm tài chính lớn của EU và thế giới.


3. Một số lĩnh vực sản xuất

Một số ngành sản xuất của EU có vị trí cao trên thế giới và dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá là chế tạo máy, hoá chất, hàng không – vũ trụ, sản xuất hàng tiêu dùng.... Một số sản phẩm công nghiệp của EU chiếm thị phần xuất khẩu lớn trên thế giới năm 2021 là dược phẩm (62,9%), máy bay (69,3%), ô tô (49,7%), máy công cụ (55,1%),...


III. Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU


1. Thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí

- Tự do: EU có bốn quyền tự do bao gồm tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, hàng hoá và tiền vốn. EU xây dựng thị trường chung với nguyên tắc hợp tác chặt chẽ và cạnh tranh bình đẳng để tạo việc làm và giảm rào cản thương mại.

- An ninh: EU có chính sách an ninh và quốc phòng chung để bảo vệ hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực. EU tăng cường hợp tác về an ninh để chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh.

- Công lí: EU thiết lập các thủ tục chung để thực thi công lí nhanh chóng, bình đẳng và đảm bảo áp dụng phán quyết của một quốc gia được áp dụng ở quốc gia khác.


2. Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô

- Liên minh kinh tế và tiền tệ: EU có chính sách kinh tế chung, hệ thống tiền tệ chung và chính sách tiền tệ chung. Điều này tăng cường thương mại, lao động và hàng hoá di chuyển dễ dàng, giá cả minh bạch và cạnh tranh công bằng hơn.

- Đổng Ơ-rô: Đồng tiền chung Ơ-rô giúp bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của EU khỏi khủng hoảng, thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới và ổn định tài chính. Tuy nhiên, đồng tiền chung cũng tiềm ẩn những rủi ro.


3. Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững

- Chuyển đổi kĩ thuật số: EU hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu. Lĩnh vực hợp tác công nghệ của EU là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.

- Phát triển bền vững: Các nước EU thống nhất thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh. Các hoạt động tập trung vào xây dựng nền kinh tế tăng trưởng cân bằng, hướng tới tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy tiến bộ khoa học – công nghệ. Ví dụ: EU không nhập khẩu sản phẩm từ đánh bắt trái phép hoặc lao động cưỡng chế, đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở tất cả các khu vực trong EU, giảm sử dụng các-bon trong tất cả hoạt động kinh tế.

- EU đối mặt với sự cạnh tranh và chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên. Tuy nhiên, sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và chiến lược phát triển bền vững đã định hình vị thế đặc biệt của EU trong nền kinh tế thế giới.


IV. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 9

Câu 1. Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên?

A. 26.

B. 27.

C. 28.

D. 25.

Câu 2. Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?

A. 1951.

B. 1957.

C. 1958.

D. 1967.

Câu 3. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?

A. 1957.

B. 1958.

C. 1967.

D. 1993.

Giải thích:

Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập vào năm 1967 trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức (Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Công đồng nguyên tử châu Âu). Đến năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu.

Câu 4. Kinh tế của Liên minh châu Âu phụ thuộc nhiều vào

A. Các nước phát triển.

B. Các nước đang phát triển.

C. Hoạt động xuất - nhập khẩu.

D. Ngành kinh tế mũi nhọn.

Giải thích:

Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại. Các nước thuộc EU đã thống nhất chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU và dỡ bỏ hàng rào thuế quan trọng để thuận lợi trong việc buôn bán.

Câu 5. Liên minh châu Âu được thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lưu thông hàng hóa.

B. Lưu thông con người.

C. Lưu thông vũ khí hạt nhân.

D. Lưu thông tiền vốn.

Câu 6. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của Liên minh châu Âu?

A. Kinh tế.

B. Luật pháp.

C. Nội vụ.

D. Chính trị.

Giải thích:

Mục đích của EU là xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó con người, tiền vốn, dịch vụ, hàng hóa, được tự do lưu thông giữa các nước thành viên. Vì vậy, lĩnh vực chính trị không phải là mục đích của EU.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 9. Liên minh Châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023