logo

(Kết nối tri thức) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)


I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN

ASEAN được thành lập ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Hiện nay, 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên của ASEAN. Năm 2015, Cộng đồng ASEAN ra đời dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị – An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội đánh dấu bước phát triển mới trong sự phát triển của Hiệp hội.


1. Mục tiêu

- Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ năm 2008, bổ sung 15 mục tiêu vào Tuyên bố ASEAN 1967.

- Mục tiêu của ASEAN gồm: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá; duy trì hoà bình, ổn định; hỗ trợ lẫn nhau; duy trì hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế khác.

- Mục tiêu chung của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”.


2. Cơ chế hoạt động

Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

II. Một số hợp tác của ASEAN


1. Hợp tác về kinh tế

- Các quốc gia Đông Nam Á hợp tác để phát triển kinh tế và xây dựng khu vực phát triển năng động.

- Các tổ chức hình thành trong quá trình hợp tác kinh tế nội khối bao gồm: Khu vực thương mại tự do (AFTA), Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), và các khu kinh tế đặc biệt (SEZ).

- Các quốc gia trong ASEAN tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều đối tác lớn trên thế giới thông qua nhiều hình thức liên kết kinh tế, thương mại và thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế.


2. Hợp tác về văn hoá, y tế

- ASEAN hợp tác văn hoá thông qua xây dựng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) để xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hoà, đoàn kết và chia sẻ.

- Hợp tác văn hoá ASEAN hướng đến xây dựng một cộng đồng văn hoá "Thống nhất trong đa dạng".

- Hợp tác giáo dục đào tạo trong khu vực được thể hiện qua các hoạt động trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, trao đổi thông tin, cải cách thể chế và phát triển các quan hệ đối tác.

- ASEAN đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực và Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19.

- ASEAN tổ chức các hoạt động thể thao của khu vực như SEA Games và ASEAN Para Games.


III. Thành tựu và thách thức

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

IV. Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN


1. Sự hợp tác của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28 - 7 - 1995

- Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN

- Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

- Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN, Diễn đàn Du lịch ASEAN, Diễn đàn Biển ASEAN

- Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN, Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN, Chương trình nghị sự phát triển bền vững

- Giao lưu văn hoá, nghệ thuật ASEAN mở rộng, Liên hoan giọng hát vàng Hà Nội - ASEAN (1996), Liên hoan Nghệ thuật ASEAN, Liên hoan nghệ thuật ASEAN +3, Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan phim ASEAN, Tuần Văn hoá ASEAN, tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)


2. Vai trò của Việt Nam

- Việt Nam tích cực thúc đẩy liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng ASEAN.

- Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kết nạp các thành viên mới Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

- Việt Nam thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế quan trọng như: Hiến chương ASEAN, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, các cơ chế ASEAN+, mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á với sự tham gia của Liên bang Nga và Hoa Kỳ, và kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hà Nội.

- Việt Nam đã đảm nhiều vai trò quan trọng và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu như: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN 6, Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASE- AN (năm 2010, năm 2020), Chủ tịch luân phiên Ủy ban các nước ASEAN (2022), Chủ tịch kênh giáo dục ASEAN nhiệm kì 2022 - 2023.


V. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 13

Câu 1. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á là

A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. khai thác hợp lí nguồn tài nguyên (khoáng sản, đất đai).

C. tăng cường các dự án và đầu tư trong nội bộ khu vực.

D. thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước châu Âu.

Giải thích:

Tạo lập môi trường hòa bình, ổn định phát triển ở khu vực là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước, thậm chí của toàn khu vực Đông Nam Á. Ổn định không chỉ là điều kiện để các quốc gia tự chủ, phát huy tiềm năng trong nước mà còn là điều kiện để nhận được nguồn đầu tư lớn từ các quốc gia trên thế giới.

Câu 2. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A. 1967.

B. 1984.

C. 1995.

D. 1997.

Giải thích:

+ Năm 1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập.

+ Năm 1984: Bru-nây gia nhập ASEAN

+ Năm 1995: Việt Nam gia nhập ASEAN

+ Năm 1997: Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN

Câu 3. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.

C. Xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.

D. Giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước.

Câu 4. Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?

A. Sin-ga-po.

B. Việt Nam.

C. Mi-an-ma.

D. Thái Lan.

Giải thích:

Trong khu vực Đông Nam Á, theo đánh giá thực tế, Sin-ga-po là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (25 207 USD)

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất, có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN hơn 50% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

C. Tích cực tham gia các hoạt động của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN.

D. Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều và tăng nhanh.

Câu 6. Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?

A. Đa dạng hóa các mặt về đời sống xã hội.

B. Phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

C. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

D. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023