logo

Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Tóm tắt Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á


I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

- Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.

- Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, giáp khu vực Đông Á, Nam Á, vịnh Ben-gan, Thái Bình Dương, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.

- Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

- Khu vực Đông Nam Á thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tại như bão, động đất, núi lửa, sóng thần.

- Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.


II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


1. Địa hình và đất

- Đông Nam Á lục địa: Địa hình chia cắt, đất chủ yếu đất feralit và phù sa, thuận lợi cho nông nghiệp.

- Đông Nam Á hải đảo: Địa hình chủ yếu là núi trẻ, đất khá màu mỡ.


2. Khí hậu

- Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới với nhiệt độ trung bình từ 21°C đến 27°C, độ ẩm lớn và lượng mưa trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm.

- Khu vực Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

- Khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú, tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, và biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.


3. Sông, hồ

- Đông Nam Á có nhiều sông lớn như Mê Công, I-ra-oa-đi, Hồng, Mê Nam...và sông thường ngắn ở khu vực hải đảo, chế độ nước sông theo mùa.

- Các sông có vai trò cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Một số sống thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển, tiềm năng lớn về thủy điện.

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều hồ tự nhiên như hồ Tôn-lê Sáp, hồ In-lê, hồ Mê-ra, hồ Tô-ba,...

- Các hồ trong khu vực có vai trò điều tiết dòng chảy, trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, mặt nước cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.


4. Sinh vật

- Đông Nam Á có tài nguyên sinh vật và mức độ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất thế giới.

- Diện tích rừng nhiệt đới của Đông Nam Á khoảng 2 triệu km? với hai hệ sinh thái chính là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, trữ lượng lớn như lim, nghiến, táu,... là cơ sở quan trọng để cung cấp nguồn nguyên, vật liệu cho các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật trong khu vực đang bị khai thác quá mức, đặc biệt là nạn phá rừng để lấy gỗ và đất cho canh tác nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách tại nhiều quốc gia.


5. Khoảng sản

- Khu vực Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, có tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Khoáng sản cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như nhiệt điện, luyện kim, hoá dầu.

- Khoáng sản là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cho nhiều nước.


6. Biển

Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vùng biển giàu hải sản, khoáng sản, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vịnh biển có thể xây dựng các cảng nước sâu,... tạo thuận lợi cho hầu hết quốc gia trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.


III. Dân cư và xã hội


1. Dân cư

- Đông Nam Á có số dân đông, chiếm khoảng 8% số dân thế giới, dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Khu vực Đông Nam Á có cơ cấu giới tính tương đối cân bằng, có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang đối mặt với các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

- Đông Nam Á có nhiều nhóm dân tộc khác nhau, tạo nên sự phong phú trong văn hoá, tập quán sản xuất.

- Đông Nam Á có mật độ dân số trung bình là 148 người/km, với sự phân hoá giữa các quốc gia và xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia.

- Tỉ lệ dân thành thị của khu vực chưa cao, có sự phân hoá giữa các quốc gia và có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia, đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


2. Xã hội

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân các nước Đông Nam Á tương đồng, thuận lợi cho hợp tác phát triển.

- Đông Nam Á có đa dạng các tôn giáo lớn trên thế giới.

- Mức sống của người dân trong khu vực và trong các bộ phận dân cư của một số nước vẫn chênh lệch.

- Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội ổn định, thuận lợi cho giao lưu, hợp tác và phát triển kinh tế-xã hội.

IV. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 11

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.

Câu 2. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. Cận xích đạo.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới lục địa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Giải thích:

Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô (mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều). Nhìn chung, khí hậu Đông Nam Á phân hóa đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. 

Câu 3. Đông Nam Á là cầu nối lục địa

A. Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.

C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Phi với lục địa Á - Âu.

Câu 4. Khu vực Đông Nam Á bao gồm có

A. 12 quốc gia.

B. 11 quốc gia.

C. 10 quốc gia.

D. 13 quốc gia.

Giải thích:

Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á bao gồm: (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê.

Câu 5. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 6. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Xin-ga-po.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Phi-lip-pin.

Giải thích:

+ Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma).

+ Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023