logo

(Kết nối tri thức) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á 

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á


I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

- Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia và có diện tích đất khoảng 7 triệu km2.

- Khu vực Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 12°B đến 42°B và trong khoảng kinh độ từ 27°Đ đến 73°Đ

- Vị trí địa lý của Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á, tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển, và là cầu nối giữa ba châu lục.

- Kênh Xuy-ê có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hải quốc tế và giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.

- Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Tây Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng do nằm giữa ba châu lục, có các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới và tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.


II Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


1. Địa hình và đất

- Khu vực có khí hậu chủ yếu là khô nóng, nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú và vị trí địa chính trị quan trọng.

- Địa hình Tây Nam Á bao gồm các dạng núi, sơn nguyên và đồng bằng.

- Địa hình núi, sơn nguyên gồm nhiều dãy núi và thung lũng, gây khó khăn cho giao thông và trồng trọt.

- Địa hình đồng bằng bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà và các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh, thuận lợi cho nông nghiệp và cư trú.

- Tây Nam Á có nhiều hoang mạc lớn, đất chủ yếu là đất hoang mạc và bán hoang mạc, không thuận lợi cho canh tác.


2. Khí hậu

- Tây Nam Á có đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa chủ yếu.

- Khí hậu phân hoá theo chiều bắc-nam, vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt, lượng mưa giảm khi vào sâu trong lục địa. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa và ngày-đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100-300 mm/năm.

- Khí hậu ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt nhìn chung, nhưng vùng ven biển có khí hậu thuận lợi hơn.


3. Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi Tây Nam Á thưa thớt, chủ yếu từ vùng núi và sơn nguyên phía bắc.

- Ti-grơ và Ơ-phrát là hai con sông lớn hình thành đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và phát triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

- Các con sông khác ít nước, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Các hồ lớn và có giá trị ở Tây Nam Á: hồ Van, hồ Ga-li-lê, Biển Chết.

- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho khu vực, nhưng thường nằm ở độ sâu lớn, khó khai thác.


4. Khoáng sản

- Khu vực Tây Nam Á chiếm trên 50% trữ lượng dầu mỏ và 40% trữ lượng khí tự nhiên thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.

- Tây Nam Á có nhiều tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,...

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

- Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.

- Dầu khí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp kéo dài.


5. Sinh vật

- Khu vực Tây Nam Á có sinh vật nghèo nàn, với cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là phổ biến.

- Thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật chủ yếu là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ.

- Khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

- Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch.


6. Biển

- Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, Biển A-rập.

- Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.

- Khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối với các khu vực khác của châu Á và các nước châu Âu thông qua Biển Đen và biển Ca-xpi.

- Một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.


III. Dân cư và xã hội


1. Dân cư

- Tây Nam Á có ít dân, chiếm 5,2% dân số toàn thế giới với 402,5 triệu người và tỷ lệ tăng tự nhiên cao.

- Người Ả-rập chiếm phần lớn dân cư khu vực, còn có các dân tộc khác.

- Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ đang tăng dần, năm 2020 là 52% nam và 48% nữ.

- Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ và nguồn lực lao động dồi dào để phát triển kinh tế.

- Mật độ dân số khá thấp, chênh lệch giữa các vùng và quốc gia.

- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72%, với các thành phố lớn như I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bát-đa (I-rắc), Tê-hê-ran (I-ran), Ri-át (A-rập Xê-út) là trung tâm kinh tế phát triển và thu hút dân cư và lao động.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

2. Xã hội

- Tây Nam Á là nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính: Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

- Hồi giáo là tôn giáo phổ biến trên toàn khu vực.

- Tây Nam Á là nơi xuất hiện của một trong những nền văn minh cổ đại.

- Khu vực có nhiều di sản vật thể và phi vật thể nổi tiếng thế giới được UNESCO công nhận.

- Tây Nam Á có nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc.

- Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngày càng nâng cao nhưng có sự phân hoá giữa các nước, các nhóm dân cư trong một nước.

- Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia.

- Khu vực đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới.

- Tình hình an ninh chính trị bất ổn đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.


IV. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 15

Câu 1. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Ven biển Đỏ.

B. Ven biển Ca-xpi.

C. Ven Địa Trung Hải.

D. Ven vịnh Péc-xich.

Giải thích:

Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu tập chung ở Ven vịnh Péc-xich, chiếm trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới.

Câu 2. Dân cư khu vực Tây Nam Á theo tôn giáo chủ yếu nào sau đây?

A. Cơ đốc giáo.

B. Ấn Độ giáo.

C. Do Thái giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 3. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 4. Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Thiếu hụt nguồn lao động.

B. Chiến tranh, xung đột tôn giáo.

C. Sự khắc nghiệt của tự nhiên.

D. Thiên tai xảy tai thường xuyên.

Câu 5. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

A. Ả-rập Xê-út.

B. Cô-oét.

C. I-ran.

D. I-rắc.

Giải thích:

Tây Nam Á là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, (chiếm trên 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới). Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn trong khu vực là Ả-rập-xê-út, Iran, Irắc, Cô-oét,… trong đó Ả-rập-xê-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á.

Câu 6. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số đông và tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu nghèo sâu sắc.

Giải thích:

Các cuộc xung đột và nội chiến ở Tây Nam Á đã làm cho tình hình chính trị trong khu vực trở nên bất ổn và hỗn loạn, tính mạng dân thường bị đe dọa, tài sản và vật chất bị hủy hoại dẫn đến tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023