logo

Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Tóm tắt Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á


I. Tình hình phát triển kinh tế

- Quy mô GDP Đông Nam Á tăng liên tục, nhưng vẫn nhỏ so với thế giới.

- Đông Nam Á là khu vực kinh tế phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tri thức.

- Thành tựu phát triển kinh tế là nhờ tận dụng lợi thế về địa lý, tài nguyên và thu hút đầu tư.

- Giữa các quốc gia vẫn có chênh lệch phát triển và đối mặt với thách thức toàn cầu hoá.


II. Các ngành kinh tế

Hiện nay, phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như nội bộ từng ngành nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.


1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Ngành nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số đông, mà còn tạo ra các mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước.

- Một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á, với các cây trồng chính là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực, với sản lượng ngày càng tăng và xuất khẩu từ các quốc gia như In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.

- Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cao su, cọ dầu, cà phê và hồ tiêu.

- Cây ăn quả rất đa dạng và được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.

- Ngành chăn nuôi đang được chú trọng phát triển với trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam, lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.

b) Lâm nghiệp

- Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác tăng dần và chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới.

- Khu vực Đông Nam Á đang tập trung vào giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng, xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.

c) Thủy sản

- Thủy sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh trong khu vực có diện tích mặt nước lớn.

- Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, với In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Phi-líp-pin là các quốc gia sản xuất thủy sản lớn.

- Tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn là các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của khu vực.

- Hoạt động khai thác thủy sản đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu.

- Suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.

- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thủy sản tự nhiên.


2. Công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á

- Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đông Nam Á: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập từ xuất khẩu.

- Các ngành công nghiệp quan trọng ở khu vực bao gồm: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản.

- Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của khu vực.

- Công nghiệp điện tử - tin học đang trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước trong khu vực, phát triển dựa trên tiềm năng về nguồn lao động trẻ và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển dựa trên thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp quan trọng của nhiều nước trong khu vực, với khai thác thiếc, dầu mỏ và khí tự nhiên là các ngành phát triển mạnh ở nhiều quốc gia.


3. Dịch vụ

Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP khu vực.

a) Thương mại

Thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển sản xuất. Nội thương và ngoại thương đều có tăng trưởng nhanh chóng, với xuất siêu thường xuyên. Các nước có hoạt động nội và ngoại thương phát triển nhất là Singapore, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Thương mại giữa các quốc gia chiếm khoảng 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực.

b) Giao thông vận tải

Giao thông vận tải phát triển và hiện đại hoá để phục vụ sản xuất, đời sống và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Giao thông đường bộ được đầu tư và hiện đại hoá mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng nhanh. Hành lang Đông-Tây và đường cao tốc Xuyên Á kết nối các quốc gia là những tuyến đường quan trọng.

- Đường sắt khá phổ biến ở khu vực và đang được nâng cấp sang đường sắt cao tốc ở nhiều quốc gia.

- Giao thông đường biển đóng vai trò quan trọng, với khối lượng vận chuyển đạt 2,8 tỉ tấn (năm 2019) và số lượng cảng biển hơn 500.

- Giao thông hàng không đang được tích cực nâng cấp, với các sân bay lớn nhất khu vực tại Xin-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.

c) Tài chính ngân hàng

- Tài chính ngân hàng trong khu vực đang phát triển và hội nhập với thế giới, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước.

- Nguồn lao động và thị trường quy mô lớn là thuận lợi để ngành tài chính phát triển nhanh và đa dạng.

- Các trung tâm tài chính lớn trong khu vực là Xin-ga-po, Cu-a-la Lăm-pơ, Băng Cốc, Gia-các-ta, Thành phố Hồ Chí Minh,...

d) Du lịch

- Du lịch ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á, đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP khu vực năm 2019.

- Đông Nam Á là điểm đến phổ biến và thu hút khoảng 10% tổng lượng khách du lịch toàn cầu.

- Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po.

- Một số điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực là đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), vịnh Hạ Long (Việt Nam), Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Ba-gan (Mi-an-ma), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan).


III. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 12

Câu 1. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. nhiệt đới.

B. cận nhiệt.

C. ôn đới.

D. hàn đới.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đứng đầu về sản lượng lúa gạo?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a.

Giải thích:

In-đô-nê-xi-a là một trong 3 quốc gia đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á, tiếp đến là Thái Lan, Việt Nam,…

Câu 3. Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

A. hồ tiêu.

B. lúa nước.

C. cà phê.

D. cao su.

Giải thích:

Ở các nước Đông Nam Á lúa gạo là cây lương thực chính và là cây trồng truyền thống và quan trọng. Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 4. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây?

A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III và II.

D. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 5. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Đánh bắt thủy sản.

Câu 6. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa.

B. phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.

C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống và các làng nghề cổ truyền.

Giải thích:

Ngày nay, nhằm tiến tới tăng trưởng xanh trong công nghiệp. Các nước Đông Nam Á đang hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tiêu tốn ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023