logo

Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Tóm tắt Lý thuyết Địa 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế


I. Toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học,... Trong đó, toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới.


1. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế

- Tự do dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

- Tăng nhanh các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính, xuất hiện nhiều hình thức mới như thương mại điện tử và đầu tư phát triển bền vững.

- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như WTO, IMF, WB,... có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu.

- Các công ty đa quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động và liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu và có vai trò chi phối các chuỗi giá trị toàn cầu.

- Các tiêu chuẩn sản xuất ngày càng được thống nhất và áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

2. Hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế 

- Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất.

- Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức, phát triển các mạng lưới liên kết toàn cầu để tận dụng lợi thế của các nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

- Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.


3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

- Toàn cầu hoá kinh tế tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

- Toàn cầu hoá kinh tế gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,...) cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Toàn cầu hoá kinh tế gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.

- Toàn cầu hoá kinh tế gây ra các vấn đề môi trường như phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá huỷ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước. Việc phân phối và tiêu dùng hàng hoá cũng đang tạo ra một vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt rác thải nhựa.


II. Khu vực hóa kinh tế

Khu vực hoá kinh tế chính là quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa các nước trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.


1. Biểu hiện của khu vực hoá kinh tế

- Sự gia tăng của tổ chức khu vực trên thế giới, đặc biệt là thông qua việc kí kết các hiệp định thương mại, giúp bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên, tăng cường vị thế của khu vực trong tương quan với các khu vực khác.

- Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng và phát triển, thể hiện thông qua các tổ chức liên kết khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường chung Nam Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh châu Âu,...


2. Hệ quả của khu vực kinh tế

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực.

- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,...) đối với những nước bên ngoài khu vực.


3. Ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới

- Khu vực hoá kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế khu vực so với các khu vực khác trên thế giới. Đồng thời, khu vực hoá kinh tế còn làm tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Khu vực hoá kinh tế bổ sung cho toàn cầu hoá kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.


III. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 2

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu.

B. Tăng nhanh thương mại quốc tế.

C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.

D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.

Giải thích:

- Toàn cầu hóa kinh tế có các biểu hiện:

+ Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.

+ Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu và  thương mại quốc tế.

+ Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?

A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.

B. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới.

C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.

D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế.

Câu 3. Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?

A. Tài chính.

B. Ngân hàng.

C. Bảo hiểm.

D. Vận tải biển.

Giải thích:

Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghành dịch vụ cũng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.

Câu 4. Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của các công ty đa quốc gia?

A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.

B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.

D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.

Câu 6. Tiêu cực của quá trình khu vực hóa kinh tế đối với các quốc gia là

A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.

B. tự do hóa thương mại toàn cầu.

C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.

D. giảm tính tự chủ, nguy cơ tụt hậu.

Giải thích:

Việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hóa trong quá trình khu vực hóa kinh tế làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo là một thách thức đối với nhiều quốc gia. Một nền kinh tế có thể trở nên bị phụ thuộc trong điều kiện phát triển không bền vững, từ đó giảm tính tự chủ, có nguy cơ tụt hậu.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023