logo

Soạn Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (trang 44, 45,...47)

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (trang 44, 45,...47) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc 

Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Sơ đồ tư duy Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc


Câu 1. Dựa vào hình 9.1, tư liệu 9.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào?

Trả lời:

Cuối thế kỉ XIX, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản, những phát minh khoa học, kĩ thuật đã thúc đẩy các chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội tại Tây Âu và Bắc Mỹ. Sự cạnh tranh dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau, các công ty này chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước. Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã dung hợp và hình thành tư bản tài chính. Các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột các thuộc địa, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa đế quốc.


Câu 2. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của chủ nghĩa đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trả lời:

Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9
Sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của chủ nghĩa đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 3. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gì?

>>> Xem trả lời


Câu 4. Em hãy sưu tầm thêm tư liệu về nhân vật Bi-xmac để hiểu rõ hơn về chính sách đối nội và đối ngoại của Đức cuối thế kỉ XIX

>>> Xem trả lời


Câu 5. Nêu những nét chính về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

* Chính sách đối nội của các quốc gia tư bản phương Tây 

- Vào cuối thế kỉ XIX có những đặc trưng riêng biệt. Ở Anh và Đức, hai quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến nhưng có sự khác biệt về cách thức cầm quyền.  

- Tại Anh, quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền, trong khi tại Đức, nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội. 

- Ở Pháp, nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định. 

- Tại Mỹ, sau nội chiến (1861 - 1865), hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

* Chính sách đối ngoại của các quốc gia tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX cũng có những đặc trưng riêng biệt. 

- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn“, và đứng đầu thế giới về hệ thống thuộc địa cho đến năm 1914. 

- Hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới. 

- Cuối thế kỉ XIX,  Đức tăng cường chạy đua vũ trang và công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới, trong khi dưới thời Thủ tướng Bi-xmác (Bismarck), chính sách đối ngoại của Đức là lập các liên minh và cô lập Pháp. 

- Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê (Caribbean), Phi-líp-pin, và tuyên bố chính sách “mở cửa" cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các để quốc khác ở thị trường Trung Quốc vào năm 1899.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 02/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023