Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Tôn giáo được sinh ra, tồn tại và phát triển đến một giai đoạn nào đó rồi mất đi. Vậy khi nào thì tôn giáo mất đi? Thông tin chi tiết sẽ được Toploigiai chia sẻ tới bạn ngay trong phần dưới đây.
Câu hỏi: Khi nào thì tôn giáo mất đi?
A. Khi những nguồn gốc sinh ra tôn giáo mất đi
B. Khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.
C. Khi chế độ CNXH được xây dựng thành công trên phạm vi toàn thế giới.
D. Tôn giáo không bao giờ mất đi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. Khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.
Khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy thì tôn giáo mất đi.
Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án B
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội.
Đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khi xem xét về nguồn gốc của tôn giáo, C.Mác không chỉ gắn tôn giáo với những cơ sở trần tục của nó mà còn khẳng định, cái “cơ sở trần tục ấy” chính là nhà nước, là xã hội. Đó là các xã hội hiện thực với những kết cấu phức tạp bởi nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong đó, sản xuất vật chất giữ vai trò quan trọng nhất, là cơ sở khách quan quyết định đến mọi quan hệ, hiện tượng xã hội và tôn giáo.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực.
Tôn giáo được sinh ra, tồn tại và phát triển đến một giai đoạn nào đó rồi mất đi. Tôn giáo sẽ mất đi khi mà xã hội loài người phát triển đến thời kỳ cộng sản chủ nghĩa như trong tác phẩm Chống Duhring, Ph. Ăngghen (1983) nhận xét: “Khi nào con người không chỉ mưa sự, mà lại còn làm cho thành sự nữa - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa”
Và trong “Dự thảo những quan điểm của chủ nghĩa cộng sản” được thông qua tại Đại hội đầu tiên của Liên đoàn những người cộng sản ngày 9-6-1847 khi đề cập đến sự tồn tại của các tôn giáo có viết: “Chủ nghĩa cộng sản chính là bước phát triển lịch sử làm cho tất cả các tôn giáo hiện nay đang tồn tại trở nên không cần thiết và xóa bỏ chúng” 3. Đến khi nào con người mới có thể “làm cho thành sự ” và khi nào mới chính thức bước vào thời kỳ chủ nghĩa cộng sản? Không ai biết rõ được, nhưng chắc chắn điều đó không thể tính bằng thập kỷ, thậm chí thế kỷ được.
Từ đó, Ph.Ăngghen nêu lên ba điều kiện làm cho tôn giáo mất đi:
Một là, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thực hiện chế độ chiếm hữu xã hội về tư liệu sản xuất;
Hai là, xã hội sử dụng tư liệu sản xuất có kế hoạch;
Ba là, con người có thể tự quyết định được hành động của mình.
Nhìn chung lại, khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy thì tôn giáo mất đi.
>>>Tham khảo: Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á