logo

Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là gì?

Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Tôn giáo đã có nhiều sự phát triển và thay đổi, tuy nhiên tôn giáo vẫn luôn tồn tại và chưa hề mất đi. Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu hỏi: Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là gì? 

A. Con người còn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật. 

B. Con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy. 

C. Do thiên tai, song thần, động đất…, ảnh hưởng đến dời sống xã hội. 

D. Tất cả a, b,c đều đúng

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.

Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu tự nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lí), các quy định về hình thức lễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy

Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…
Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội trình bày qua 5 nguyên nhân: Nguyên nhân nhận thức, Nguyên nhân kinh tế, Nguyên nhân tâm lý, Nguyên nhân chính trị-xã hội, Nguyên nhân văn hoá. Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.

Bởi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa thể lý giải được. Do đó trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.

Ngày nay khoa học phát triển như vũ bão, nhưng thế giới vĩ mô và vi mô, tự nhiên và xã hội cũng như ngay bản thân con người còn chứa đựng bao điều bí ẩn với những chuỗi dài ngẫu nhiên, tự phát mà khoa học cũng đánh bó tay. Dĩ nhiên ở con người chỉ có thể chưa biết chứ không thể không biết được. Song khoảng cách giữa "biết" và "chưa biết" cứ tồn tại mãi mãi. Vì : " Lịch sử của khoa học là lịch sử của sự gạt bỏ dần dần những điều ngu ngốc, hay là của sự thay thế những điều ngu ngốc đó bằng những điều ngu ngốc mới nhưng ngày càng ít phi lý hơn". Nhờ khoa học, nhân loại đã trả lời được nhiều câu hỏi, nhưng những vấn đề mới lại ập đến nhiều hơn và phức tạp hơn mà khoa học đành tạm thời nhường bước cho tôn giáo. Vì tôn giáo đã giải thích những điều không giải thích được, là sự nỗ lực của con người để hiểu cái không thể hiểu được, một khát vọng, hướng tới cái vô tận.

Không chỉ vậy,tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó phản ánh.

>>>Tham khảo: Trình bày đặc điểm tôn giáo ở châu Á

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022