logo

“Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nào của tôn giáo?

icon_facebook

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội. “Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nào của tôn giáo? Hãy cùng Toploigiai giải đáp câu hỏi trên.

Câu hỏi: “Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nào của tôn giáo? 

A. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. 

B. Nguồn gốc kinh tế - xã hội. 

C. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. 

D. Nguồn gốc nhận thức, tâm lý.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. 

“Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. 

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người… Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.

“Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.

Tôn giáo có 3 nguồn gốc là: Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo,Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo,Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.

Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo: là toàn bộ những nguyên nhân, những điều kiện kinh tế - xã hội làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo. Trong đó, có những nguyên nhân gắn liền mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người.

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tôn giáo.

Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh". V.I. Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản..., sự phá sản "đột ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong..., dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại. Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo làm nảy sinh những tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào. C. Mác đã nói, tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội không có tinh thần

Vậy, “Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. 

>>>Tham khảo: Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads