logo

Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử

icon_facebook

Câu hỏi: Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử

Trả lời:

Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vẩn đề liên quan đến tôn giáo. Người mác xít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể - đó là điều mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về tôn giáo các em nhé!

Trong đời sống tinh thần của con người tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tôn giáo đều hướng tới con người với những giá trị tốt đẹp. Chủ nghĩa cộng sản không phủ nhận tuyệt đối tôn giáo mà dung hòa tôn giáo trong đời sống, chính trị, xã hội để phát triển. Ở nước ta cũng vậy, tôn giáo đóng vai trò nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung mọi giáo lý của các tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã hội.


1. Khái niệm tôn giáo

- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.

- Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".

- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.

Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử

2. Nguồn gốc của tôn giáo

- Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.

- Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…

- Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng không có sự tách bạch.

- Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăng nghen đã có một nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”.


3. Các tôn giáo phổ biến ở nước ta

Việt Nam là một Quốc gia đa tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo chính, tồn tại và phát triển cùng với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài. Mỗi một tôn giáo đều mang những nét đặc trưng riêng, tuy vậy các tôn giáo đều có chung một đặc điểm đó là khuyến khích giáo dân của đạo mình làm những việc tốt đạo đẹp đời, hoạt động tôn giáo trên khuân khổ của pháp luật Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 26/01/2022 - Cập nhật : 03/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads