logo

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là

icon_facebook

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”

Câu hỏi: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là: 

A. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”. 

B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”. 

C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”. 

D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”. 

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”

Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án C

Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng không có sự tách bạch.

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”

Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013.. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đưa ra nhiều nội dung về tôn giáo. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”. 

Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên thực chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu trên chính là cơ sở để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của quần chúng có đạo. Đối tượng của công tác vận động quần chúng bao gồm: tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động quần chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo. Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác giáo dục, tổ chức phong trào quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quần chúng.

>>>Tham khảo: Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads