Vi phạm bảo vệ môi trường là những hành vi gây biến đổi của các thành phần trong môi trường Các thay đổi không phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nội dung nào sau đây là vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? Hãy cùng Toploigiai giải đáp câu hỏi trên.
Câu hỏi: Nội dung nào sau đây là vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
A. Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
B. Các vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
C. Các vi phạm đốt và phá rừng.
D. Bao gồm tất cả A – B – C đều đúng
Trả lời:
Đáp án đúng là: D. Bao gồm tất cả A – B – C đều đúng
Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm; Các vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; Các vi phạm đốt và phá rừng là vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án D
"Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên."
Vi phạm bảo vệ môi trường là những hành vi gây biến đổi của các thành phần trong môi trường Các thay đổi không phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Những hành vi này đã để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, sinh vật và môi trường tự nhiên.
Ví dụ: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm; Các vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; Các vi phạm đốt và phá rừng là vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 01 tỷ đồng đối với cá nhân và 02 tỷ đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; Công an nhân dân; Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường; Thanh tra quốc phòng; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường; Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa; Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Cục Quản lý môi trường y tế.
>>>Tham khảo: Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu