logo

Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu


Câu hỏi: Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu?

Trả lời: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

* Bảo vệ môi trường không khí:

- Nguyên nhân ô nhiễm: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ.

- Giải pháp:

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch.

+ Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố.


Kiến thức tham khảo về môi trường không khí ở châu Âu


1. Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute vào năm 2008.

Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp

Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.

Nguyên nhân từ tự nhiên

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.

Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)

Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí như do

- Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp

- Giao thông vận tải

- Hoạt động quốc phòng, quân sự

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng


3. Thực trạng ô nhiễm không khí ở châu Âu

Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu

Ô nhiễm không khí là nguy cơ sức khỏe môi trường lớn nhất ở châu Âu, với các hạt vật chất mịn gây ra 307.000 ca tử vong sớm ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2019, tuy nhiên, theo EEA, con số này ít hơn khoảng 33% so với năm 2005.

EEA cho biết, khoảng 97% dân số thành thị của EU tiếp xúc với các hạt vật chất mịn có nồng độ vượt quá hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2019, trong khi 94% đối mặt với nồng độ Nitơ điôxít vi phạm tiêu chuẩn của WHO.

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí cung liên quan đến ung thư phổi, bệnh tim mạch và hen suyễn. Tuy vậy, dữ liệu tạm thời trong năm 2020, chưa được xác thực đầy đủ, đã chỉ ra một số cải thiện trong vấn đề ô nhiễm không khí. EEA cho rằng, điều đó, có thể là do điều kiện thời tiết và lệnh phong tỏa trong đại dịch, tạm thời hạn chế hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm và giao thông.

Tại 27 quốc gia thành viên của EU và các quốc gia châu Âu khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Kosovo, 95% trạm giám sát chất lượng không khí đã ghi nhận nồng độ các hạt mịn vượt quá hướng dẫn của WHO vào năm 2019 và giảm xuống còn 92% trạm vào năm 2020. Tương tự, 79% trạm giám sát chất lượng không khí đã ghi nhận nồng độ Nitơ đioxit cao hơn hướng dẫn của WHO vào năm 2019 và giảm xuống còn 71% trạm trong năm 2020.

Nồng độ hạt bụi mịn được tạo ra từ các nguồn bao gồm giao thông, công nghiệp, và ở Trung và Đông Âu có liên quan đến việc đốt nhiên liệu rắn để sưởi ấm trong nhà. Bosnia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Bulgaria thuộc những quốc gia có mức độ nồng độ hạt mịn cao nhất. Các điểm nóng về ô nhiễm NO2, chủ yếu do giao thông đường bộ, bao gồm Đức và Luxembourg.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 10/10/2023