logo

Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu


Câu hỏi: Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu?

Trả lời: 

* Bảo vệ môi trường nước

- Nguyên nhân ô nhiễm: chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. 

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Giải pháp: 

+ Tăng cường kiểm tra đầu ra nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ nông nghiệp.

+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

+ Kiểm soát, xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.

+ Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước,…

- Đẩy mạnh công tác bảo vệ, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa và dịch vụ môi trường, và để tạo điều kiện sử dụng và phát triển bền vững.

- Xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia về tài nguyên thiên nhiên

- Tăng cường quản lý môi trường trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, phối hợp với các cấp chính phủ và khu vực tư nhân.

- Đánh giá và cung cấp xác minh báo cáo tác động môi trường cho dự án phát triển và phòng ngừa thiệt hại sinh thái

- Thực hiện chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone.

- Chỉ đạo công việc và nghiên cứu về khí tượng quốc gia, khí hậu, thủy văn, và các hệ thống geohydrological, và tham gia các công ước quốc tế về các đối tượng này.

- Quy định và giám sát việc bảo tồn các tuyến đường thủy+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển..

+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững


Kiến thức tham khảo về vấn đề môi trường nước ở châu Âu


1. Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.

Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu

2. Nước ngọt châu Âu bị ô nhiễm

Một trong số những nguyên nhân, đó là các đánh giá hiện tại về sự cải thiện chất lượng nước không tính đến các ảnh hưởng của các hóa chất độc hại. Nghiên cứu này lần đầu tiên đã phản ánh trên quy mô toàn Châu Âu cho thấy các rủi ro về sinh thái học gây ra bởi các hóa chất độc hại là lớn hơn nhiều so với giả định thông thường.

Nghiên cứu hiện nay cho thấy, trên một quy mô lớn rủi ro về sinh thái bắt nguồn từ các độc chất hóa học đối với hàng ngàn hệ sinh thái nước của Châu Âu. Độc tính hóa học đại diện cho một mối nguy hại về sinh thái học tới gần một nửa số lưu vực nước ở Châu Âu, và trong khoảng 15% các trường hợp, các sinh vật trong hệ sinh thái nước ngọt có thể bị đột tử.

Thực trạng của hệ sinh thái thủy sinh châu Âu có thể còn tệ hơn.

 Lần đầu tiên, sự mở rộng tới các ngưỡng đe dọa đã được đánh giá đối với 3 nhóm sinh vật gồm cá, động vật không xương sống và tảo, những sinh vật sản xuất chính, đã được ước tính cho những lưu vực sông chính này. Dữ liệu được sử dụng có nguồn gốc từ các hoạt động quan trắc nước trong những năm gần đây. Phạm vi lấy mẫu thay đổi đáng kể về không gian và thời gian, do đó việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia là khá khó khăn.


3. Ô nhiễm nước từ thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu gây nên nhiều vấn đề về môi trường hơn so với những ước tính trước đó. Do có sự lỏng lẻo trong khâu kiểm soát và quản lý của chính quyền địa phương, rất nhiều nguồn nước ở châu Âu đã bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu về ô nhiễm thuốc trừ sâu dựa trên 750.000 các mẫu phân tích nước ở lưu vực sông Elbe (thuộc nước Đức và Cộng hòa Séc), sông Đa-nuýp (chảy qua 10 nước ở Châu Âu), sông Schelde (Bỉ) và sông Llobregat (Tây Ban Nha). Ô nhiễm do các hóa chất hữu cơ từ phân bón hiện đang là một vấn đề lớn tại Châu Âu.

Hầu hết các hóa chất này lại chưa nằm trong danh mục cần được giám sát thường xuyên của châu lục này. Các nhà khoa học khuyến cáo danh mục của các hóa chất này vốn do Cơ quan Quản lý nguồn nước của EU đề ra cần được sửa đổi càng sớm càng tốt.

Hiện tại danh mục của Cơ quan này chỉ là 33 loại hóa chất cần ưu tiên kiểm soát trong khi trên thị trường có hơn 14 triệu hóa chất và hơn 100.000 trong số này được sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích dữ liệu của một dự án nghiên cứu trước đó với 5 triệu bản ghi về các hóa chất. Một trong những chất phổ biến nhất là diethylhexyl phthalate (DEHP), một hóa chất làm suy giảm khả năng sinh sản và sẽ bị cấm tại Châu Âu từ năm 2015. Tiếp theo là chất bisphenol A (BPA), cũng gây tác hại như trên.

Các nhà khoa học đã xác định tổng số có 73 chất cần nằm trong danh mục các chất thuộc diện phải giám sát thường xuyên. Khoảng 2/3 trong số này là thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu gây tác hại lớn nhất là diazinon, loại thuốc trừ sâu đã bị cấm tại Đức và Áo. Hai loại thuốc trừ sâu gây tác hại lớn khác là azoxystrobin và terbuthylazine vẫn được cho phép sử dụng tại Trung Âu và chưa nằm trong danh mục cần kiểm soát thường xuyên. 

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 10/10/2023