logo

Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất gì của tôn giáo?

Tôn giáo có 3 tính chất là: Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị. Vậy Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất gì của tôn giáo?Thông tin chi tiết sẽ được Toploigiai chia sẻ tới bạn ngay trong phần dưới đây.

Câu hỏi: Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất gì của tôn giáo?

A. Tính lịch sử . 

B. Tính quần chúng . 

C. Tính chính trị . 

D. Tất cả a, b,c đều đúng

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Tính chính trị 

 Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất chính trị của tôn giáo

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C

Tôn giáo là một tổng thể của hệ thống văn hóa, hệ thống niềm tin, và thế giới quan thiết lập các biểu tượng có liên quan đến giá trị tâm linh và đạo đức của con người. Nhiều tôn giáo có những bài kinh truyền, biểu tượng, truyền thống và lịch sử thiêng liêng mà nhằm mục đích mang lại ý nghĩa cho cuộc sống hoặc để giải thích nguồn gốc của cuộc sống hay vũ trụ. Các tôn giáo có xu hướng khuyên con người nắm được đạo đức, quy định tôn giáo hay một cuộc sống thuần khiết từ những thuyết về vũ trụ và bản chất sự sống.

Khái niệm “Tôn giáo” còn được sử dụng với nghĩa đức tin hay hệ thống tín ngưỡng, nhưng tôn giáo khác với đức tin ở chỗ nó có một khía cạnh xã hội rộng lớn. Phần lớn các tôn giáo có xây dựng hệ thống tương tác cộng đồng, bao gồm cả hệ thống thứ bậc giáo sĩ, những nguyên tắc để đảm bảo sự tôn trọng cao nhất từ các giáo đoàn của giáo dân. Những cử chỉ tôn giáo bao gồm các bài giảng, tưởng niệm về những vị thần, tử vì đạo, lễ hội, ngày lễ, khởi xướng, thực hiện tang lễ, hay những hành động tổ chức hôn nhân, thiền định, âm nhạc, nghệ thuật, dịch vụ công cộng và các phương diện văn hóa trong đời sống của con người.

Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất chính trị của tôn giáo

Về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.

 Về mặt hình thức biểu hiện, mõi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật), các hình thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo đường - cơ sở thờ tự).

Tôn giáo có một tính chất cực kỳ quan trọng là Tính chất chính trị

- Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích của mình.

- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa tôn giáo hoàn toàn tách rời với chính trị. Nhà nước thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, bao gồm quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; sinh hoạt tôn giáo mang tính chất tôn giáo thuần túy, không gắn với chính trị. Chính sách tôn giáo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn tính chất chính trị của tôn giáo.

Tôn giáo và hệ thống chính trị có liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong khi nhà nước cung cấp các thể chế với nhiệm vụ thực thi quyền lực để bảo vệ công dân, duy trì trật tự xã hội và cung cấp các dịch vụ công khác, thì tôn giáo được coi là cơ sở để hình thành sự đoàn kếtxã hộivề mặt tâm lý. Các giáo hội và cộng đồng tôn giáo đangcó xu hướng phát triển mạnh mẽ trở lại, và có ảnh hưởng nhất định đến chính trị của các quốc gia(1).

Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị diễn ra trên4 hình thái. Tương ứng với bốn hình thái nàylà bốnkhả năng xung đột tôn giáo -chính trị:(1) giữatính chính đáng và bất chính; 

(2) giữa xu hướng thế tục hóa và thần thánh hóa chính trị;

(3) giữa các nhóm tôn giáo trong phạm vi một quốc gia để giành quyền lực chính trị; 

(4) giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo thiểu số và các giá trị có tính phổ quát hơn.

Vậy, Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất chính trị của tôn giáo. 

>>>Tham khảo: Hãy tìm hiểu về một tôn giáo ở địa phương em hoặc ở Việt Nam?

 

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022