Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa. Dân tộc là sản phẩm của quá trình vận động phát triển của xã hội loài người từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Những đặc trưng của các dân tộc Việt Nam là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Câu hỏi: Những đặc trưng của các dân tộc Việt Nam là:
A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ.
B. Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
C. Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất
D. Cần cù sáng tạo trong xây dựng đất nước
Trả lời:
Đáp án đúng là: A,B,C
A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ.
B. Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
C. Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất
Những đặc trưng của các dân tộc Việt Nam là: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ,Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất
Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A,B,C
Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa. Dân tộc là sản phẩm của quá trình vận động phát triển của xã hội loài người từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Dân tộc Việt Nam có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
– Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ.: Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á . Tính chất chuyển cử như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán , xen kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng . Vì vậy , không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn.
– Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của các dân tộc ở Việt Nam , là một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong các giai đoạn lịch sử ; đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để giành độc lập thống nhất Tổ quốc . Ngày nay , để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam , các dân tộc thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy nội lực , giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc , nâng cao cảnh giác , kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ , phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
– Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất :Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên và nhu cầu phải hợp sức , hợp quần để cùng đấu tranh chống ngoại xâm nên dân tộc Việt Nam đã hình thành từ rất sớm và tạo ra độ kết dính cao giữa các dân tộc .
Đặc trưng của sắc thái văn hóa dân tộc gồm ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, y phục, phong tục tập quán,.... Nhiều dân tộc có chữ viết riêng như dân tộc Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Mông,...Một số dân tộc thiểu số gắn với một số tôn giáo truyền thống như: đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa…Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng, đồng thời tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc.
Bên cạnh đó,Các dân tộc ở nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế , văn hoá , xã hội . Về phương diện xã hội , trình độ tổ chức đời sống , quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số khác nhau . Về phương diện kinh tế , có thể phân loại các dân tộc thiểu số Việt Nam ở những trình độ phát triển rất khác nhau : Một số ít các dân tộc còn duy trì kinh tế chiến đoạt , dựa vào khai thác tự nhiên ; tuy nhiên , đại bộ phận các dân tộc ở Việt Nam đã chuyển sang phương thức sản xuất tiến bộ , tiến hành công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Về văn hóa , trình độ dân trí , trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp . Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc , phải từng bước giảm , tiến tới xoá bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc về kinh tế , văn hóa , xã hội . Đây là nội dung quan trọng trong đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để các dân tộc thiểu số phát triển nhanh và bền vững.
Vậy, những đặc trưng của các dân tộc Việt Nam là: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ,Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất
>>>Tham khảo: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam