logo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.Về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. 

Câu hỏi: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo: 

A. Trào lưu của xã hội phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con người 

B. Quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham gia 

C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. 

D. Chuẩn mực đạo đức, truyền thống được con người tiếp nhận

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. 

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. 

Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án C

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.Về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. 

Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Vì vậy, nhiều người trong các thành phần xã hội khác nhau tin theo.

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. 

Nếu xem xét cụ thể, tôn giáo sẽ có những tính chất:

Tính lịch sử của tôn giáo:

+ Có sự hình thành, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định, có khả năng biến đổi để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau

+đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người

Tính quần chúng của tôn giáo:

+Là một hiện tượng xã hội phổ biếnở tất cả các dân tộc, quốc gia, châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiệnở số lượng tín đồ rất đông đảo (tính đến năm 2019 có khoảng hơn 2,5 tỉ người theo đạo Thiên Chúa Giáo) mà còn thể hiệnở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động

+luôn luôn phảnánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình đẳng, bácái. Mặt khác, nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều ngườiở các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo

Tính chính trị của tôn giáo:

+Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phảnánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáo chưa mang tính chính trị. Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợiích

+tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợiích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc => tôn giáo mang tính chính trị

+khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợiích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người được ghi nhận ở Điều 24 Hiến pháp năm 2013.Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng hệ thống các nguyên tắc và xác định nội dung Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đấu tranh. Quá trình ấy là sự phát triển từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ chưa chuẩn xác đến chuẩn xác.

>>>Tham khảo: Trong những giải pháp phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo tại sao giải pháp đầu tiên là quan trọng nhất? Giải pháp phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng nước ta

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022