logo

Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á

icon_facebook

Câu hỏi: Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á?

Trả lời: Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Phật giáo và Ấn Độ giáo được ra đời ở khu vực Nam Á.

Ki-tô giáo và Hồi giáo được ra đời ở khu vực Tây Á.

Bốn tôn giáo lớn đóng vai trò đáng kể trong lịch sử văn hóa nhân loại. Đó là những tôn giáo xuất hiện từ thời xa xưa ở châu Á. Ấn Độ giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên. Trên vùng Tây Á, Ki-tô giáo được hình thành từ đầu Công nguyên (tại Pa-le-xtin) và Hồi giáo vào thế kỉ VII sau Công nguyên (tại A-rập Xê-út). Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.


Kiến thức tham khảo về một số tôn giáo ở châu Á


1. Tôn giáo là gì?

Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.

Các tôn giáo khác nhau có thể chứa hoặc không chứa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng, tín ngưỡng, một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời ". Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị Thần, Thánh, Phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người.

Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và các dạng tôn giáo dân gian. Các nhân khẩu học không tôn giáo bao gồm những người không liên kết với bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, những người Vô thần hoặc Bất khả tri. Trong khi số lượng những người không có tôn giáo cụ thể càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiều người trong số những người không theo tôn giáo cụ thể nào vẫn có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.

Nghiên cứu về tôn giáo bao gồm nhiều ngành học, bao gồm Thần học, tôn giáo so sánh và nghiên cứu khoa học xã hội. Các lý thuyết về tôn giáo đưa ra các giải thích khác nhau về nguồn gốc và hoạt động của tôn giáo, bao gồm các nền tảng bản thể học của các thực thể tôn giáo và niềm tin.


2. Một số tôn giáo lớn ở châu Á

a. Kitô giáo

Tuy không phải là tôn giáo ra đời đầu tiên nhưng Ki-tô giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện nay, tôn giáo này có đến hơn 2.3 tỉ tín đồ trên khắp thế giới. Người sáng lập ra Ki-tô giáo là Chúa Giê-su. Người ta lấy năm sinh của Ngài làm mốc thời gian gọi là Công Nguyên.

Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á

Lịch sử ra đời: Ki-tô giáo bắt nguồn từ một nhánh của Do Thái giáo ở vùng Trung Đông. Giê-su từng là một người Do Thái, bị tổng trấn Pontius Pilate cho là phạm tội và xử tử trên thập tự. Tất cả mọi người cho rằng Giê-su chỉ là một người bình thường và họ tin Ngài đã chết. Nhưng một số khác khẳng định Giê-su là con của Thiên Chúa, Ngài sẽ tái sinh trở lại. Từ đó chia rẽ và hình thành nên Ki-tô giáo.

Quan điểm tôn giáo: Ki-tô giáo là một tôn giáo độc thần theo quan điểm Chúa Ba Ngôi. Theo họ, Giê-su là Thiên Chúa duy nhất và tồn tại trong ba ngôi vị: Đấng tạo hóa, Đấng chuộc tội và Đấng thánh hóa. Tôn giáo này cũng có những quy định hành vi của con người trong đời sống và các mối quan hệ xã hội khác.

b. Ấn Độ giáo

Xét về số lượng tín đồ, Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới sau Ki-tô giáo và Hồi giáo với hơn 900 triệu người. Tuy nhiên đây lại là tôn giáo hình thành đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Có khoảng 80% người Ấn theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo, số còn lại ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Ấn Độ giáo thờ ba vị thần: Brahma, Vishnu và Shiva.

Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á

- Lịch sử hình thành: Ấn Độ giáo xuất hiện từ khoảng 3.000 năm trước Công Nguyên, không do bất kỳ một ai sáng lập mà được hình thành từ nền văn minh lưu vực sông Ấn xưa.

- Quan điểm tôn giáo: Theo tôn giáo này, cuộc sống của con người bị chi phối bởi luật nhân quả, sự luân hồi. Nếu kiếp trước làm việc ác thì kiếp này họ phải chịu nhiều khổ đau và ngược lại. Thần Brahma là vị thần có 4 đầu và 6 tay, nhìn thấy hết những hành động xấu và tốt của con người, quyết định sự luân hồi tái sinh. Thần Vishnu có 6 tay, là thần bảo hộ, duy trì và nuôi dưỡng sự sáng tạo của thần Brahma. Shiva là vị thần hủy diệt và cũng là thần của nội tâm. Vị thần này có 4 tay và 1 mắt ở giữa trán.

c. Hồi giáo

Hồi giáo là tôn giáo có số lượng giáo dân đông thứ hai hiện nay nhưng có tốc độ gia tăng về số lượng nhanh nhất. Trên thế giới có hơn 1.57 tín đồ theo Hồi giáo, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi và một số khu vực khác. Người hồi giáo thờ Thiên Chúa Allah.

Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á

Lịch sử ra đời: Hồi giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII. Theo ghi chép, Muhammad được xem là một thiên sứ, nhận mặc khải của Allah Đấng tối cao truyền bá đạo Hồi lại cho con người. Hồi giáo được biết đến đầu tiên ở bán đảo Ả Rập, sau đó nhanh chóng lan truyền đi khắp thế giới.

Quan điểm tôn giáo: Hồi giáo cũng là một tôn giáo độc thần, cùng nhóm với Ki-tô giáo và Do Thái giáo. Nhưng các quan điểm của Hồi giáo không chịu ảnh hưởng từ hai tôn giáo trên. Theo họ, Allah Đấng tối cao là đấng siêu nhiên có quyền lực cao nhất và là Thiên Chúa duy nhất, còn Giê-su chỉ là một thiên sứ. Hồi giáo cũng có nhiều quy định như: cấm ngoại tình, kính trọng cha mẹ, bố thí, công bằng, khiêm tốn,….

d. Phật giáo

Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ VI TCN tại Ấn Độ. Đây là một trong 4 tôn giáo lớn ở châu Á với hơn 365 triệu tín đồ chính thức (đã quy y Tam Bảo) và hơn 1.2 tỉ tín đồ không chính thức (không quy y Tam Bảo nhưng có niềm tin vào Phật pháp). Phật giáo thờ Đức Phật Thích Ca, Bồ Tát và các vị Phật khác.

Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á

Lịch sử hình thành: Theo kinh sách của Phật giáo, vào thế kỷ thứ VI TCN, hoàng tử Siddhartha vì muốn tìm ra chân lý của sự sống nên đã từ bỏ ngai vàng đồng thời tìm đến các nhà hiền triết, sống theo lối tu khổ hạnh nhưng đều không có kết quả. Sau đó, ngài quyết định ngồi thiền ở dưới gốc cây bồ đề. Sau 49 ngày, ngài đã thấu hiểu được chân lý của cuộc sống, ngộ thành đạo Phật và bắt đầu con đường truyền đạo. Về sau, hoàng tử Siddhartha được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

- Quan điểm tôn giáo: Cũng như Ấn Độ giáo, Phật giáo cho rằng cuộc sống của con người bị chi phối bởi nhân quả luân hồi. Nhưng điểm trái ngược là Phật giáo phản đối chế độ phân chia đẳng cấp của Ấn Độ giáo, đề ra khẩu hiệu “chúng sinh bình đẳng". Phật giáo hướng con người đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi mọi khổ đau của luân hồi thông qua những lời dạy của Đức Phật trong kinh sách.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 09/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
Group Hỏi bài -
Nhận thưởng
Tham Gia Nhóm
image ads