logo

Nêu đặc điểm di cư ở châu Âu


Câu hỏi: Nêu đặc điểm di cư ở châu Âu?

Trả lời: Châu Âu là khu vực nhập cư lớn. Năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.

- Việc di cư dân số trong nội bộ châu Âu ngày càng tăng

Châu Âu tiếp có số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới. Năm 2019, có khoảng 82 triệu người từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ,.... nhập cư vào châu Âu.

=> Thuận lợi:

+ Giải quyết tình trạng thiếu lao động;

+ Tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ.

=> Khó khăn: trong phát triển kinh tế- xã hội và an ninh trật tự


Kiến thức tham khảo về khủng hoảng di cư ở châu Âu


1.Tìm hiểu về Châu Âu

Theo Liên Hiệp Quốc, hiện nay Châu Âu gồm có 44 quốc gia độc lập. Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước xuyên lục địa, một phần nằm ở cả châu Âu và châu Á. Armenia và Síp về mặt chính trị được coi là một quốc gia châu Âu, mặc dù về mặt địa lý cả hai đều nằm trong lãnh thổ Tây Á.

Nước lớn nhất châu Âu là Nga (37% tổng diện tích lục địa) và nhỏ nhất là toà thánh Vatican, chỉ chiếm một khu vực nhỏ ở trung tâm của Rome. Châu Âu là lục địa duy nhất, không được bao quanh bởi nước từ mọi hướng do có một biên giới đường bộ với châu Á.

Về mặt địa lý, các nước Châu Âu nằm ở phía tây bắc của vùng đất rộng lớn được gọi là lục địa Á-Âu và được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Tây và biển Địa Trung Hải ở phía Nam, giáp Biển Đen ở phía Đông Nam. Đường biên giới chính xác giữa hai châu lục là một câu hỏi lớn cho các nhà địa lý và chính trị gia. Ngày nay nó thường được mô tả bởi dãy núi Ural ở Nga, Biển Caspi và dãi núi Caucasus. Các quốc gia du lịch thu hút nhiều du khách nhất của Châu Âu là Pháp với thủ đô Paris, tiếp theo là Tây Ban Nha, Ý, Anh và Đức.

Nêu đặc điểm di cư ở châu Âu

2. Nguyên nhân khủng hoảng di cư ở châu Âu

Nguyên nhân khủng hoảng di cư được các nhà phân tích cho là do tình trạng nghèo đói ở các quốc gia Tây Balkan. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của tình trạng nói trên chính là những cơn địa chấn mang tên “Mùa xuân Arab” ở Trung Đông, Bắc Phi, hay các cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở một loạt quốc gia như Lybia, Ai Cập, Syria. Các cuộc cách mạng này đã đẩy nhiều nước vào cảnh bạo loạn và tạo nên làn sóng di cư ồ ạt. Làn sóng di cư sang châu Âu tăng vọt trong năm 2014 do những xung đột và bất ổn liên tiếp nổ ra tại Syria, Iraq và một số quốc gia Bắc Phi. Thổ Nhĩ Kỳ phải tiếp nhận gần hai triệu người tị nạn, chủ yếu là người Syria đi tránh chiến sự, trong đó hàng nghìn người đã nhập cư bằng cách vượt biên giới nước này tới Bulgaria và Hy Lạp trái phép. Ngoài Địa Trung Hải là tuyến đường biển nguy hiểm nhất đối với người di cư, trong năm nay, đã có hơn 240 người thiệt mạng ở Biển Đỏ và Vịnh Aden trong số hơn 82 nghìn người di cư qua hành trình này, hầu hết xuất phát từ Ethiopia và Somali để tìm đường đến Yemen, Saudi Arabia hoặc các quốc gia Vùng Vịnh. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gốc rễ khác như tình trạng kinh tế sa sút, vi phạm nhân quyền và an ninh tại các quốc gia có đông người di cư đã đẩy họ đến bước đường cùng, khiến họ phải tìm cách tha hương.


3. Thách thức châu Âu

Sự chia rẽ giữa các nước thành viên ở Tây Âu và các nước Đông Âu đang làm phức tạp nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng. Cho đến nay, các nhà lãnh đạo châu Âu đã tổ chức nhiều cuộc họp thượng đỉnh để tìm lời giải cho bài toán người nhập cư. Tuy nhiên, EU chưa thể đưa ra một giải pháp chung để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất khu vực do sự mâu thuẫn quá lớn. Vướng mắc lớn nhất hiện nay giữa các nước là kế hoạch phân bổ tiếp nhận người nhập cư nhằm thể hiện tình đoàn kết và chia sẻ gánh nặng với các nước tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi áp dụng chính sách hạn ngạch mới để phân bổ người tị nạn một cách đồng đều trên 28 quốc gia thành viên EU. Các quan chức ngoại giao EU nói rằng kế hoạch hạn ngạch này có thể giúp phân bổ ít nhất 160 nghìn người nhập cư trên toàn khối, trong đó các quốc gia lớn hơn, giàu có hơn sẽ tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn.

Tinh thần đoàn kết và chia sẻ mà các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra nhận được sự đồng thuận về mặt chủ trương, thế nhưng khi đưa vào thực hiện lại chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc. Một số nước phản đối hạn ngạch bắt buộc, từ chối tiếp nhận thêm người tị nạn do kinh tế trong nước còn trì trệ. Ngoài ra, các nước châu Âu cũng không thống nhất về cách tiếp cận vấn đề, giữa một bên là tạo điều kiện cho người nhập cư theo tinh thần nhân đạo, một bên là siết chặt các quy định với dòng người nhập cư.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 09/10/2023