logo

Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á


Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á?

Trả lời: Đặc điểm sông hồ ở châu Á:

- Sông ngòi châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều và có chế độ nước khác phức tạp.

- Có 3 hệ thống sông lớn:

+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do bằng tan.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Rất ít sông ngòi, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu.

+ Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Có nhiều sông, sông có nhiều nước, lượng nước lên xuống theo mùa.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.


Kiến thức tham khảo về địa lý Châu Á


1. Đặc điểm về vị trí địa lý châu Á

– Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm vực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga.

– Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến Bắc. Từ bắc xuống Nam của Châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến tức là khoản 8500 km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Chukostki thuộc Nga. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Nam xuống tới tận đảo.

– Giới hạn châu Á kéo dài từ vùng cực bác đến vùng xích đạo, tiếp giáp với hai chậu lục tính trên đất liền và ba đại dương, châu Á tiếp giáp 5 châu lục tính luôn trên biển và 4 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc.

– Trong 04 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đjai dương ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo.

Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

2. Đặc điểm địa hình châu Á

– Sự phân chia bề mặt

Nguồn gốc sự đa dạng của địa hình châu Á đã làm cho bề mặt bị chia cắt rất mạnh và phân hóa rõ rệt. Có thể nói châu lục này hội tụ đủ các dạng địa hình khác nhau, bao gồm các hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ, xen vào đó là các cánh đồng và nhiều các đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.

Các dãy núi trung bình và cao bao phủ khắp bề mặt châu lục, trong đó phải kể đến như dãy Hi-ma-lay-a có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m – cao nhất thế giới. Núi K2 ( Trung Quốc và Pakistan) cao 8.611m. Dãy Côn Lôn cao 7.167m. Nhìn chung độ cao trung bình của hệ thống các núi này từ 5.000-6.000 m, ngoài ra có một số dãy núi cao hơn được mệnh danh như là nóc nhà của thế giới.

Ngoài các hệ thống núi cao địa hình cũng coi như được cân bằng lại bởi các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…

- Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.

Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Ghat Đông, Ghat Tây của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

– Sự phân bố địa hình

Nhìn chung địa hình châu Á chia cắt phức tạp, phân bố không đồng đều. Các núi và sơn nguyên

cao tập trung chủ yếu ở trung tâm tạo thành một vùng núi cao, hiểm trở và đồ sộ nhắt thế giới. Trên các núi có băng hà bao phủ quanh năm.Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Ảnh hưởng đến khí hậu: Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp. Các bồn địa nằm giữa vùng núi và sơn nguyên cao mùa đông có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh và mùa hạ cao hơn. Bên cạnh đó địa hình còn làm lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Ngoài ra do có hệ thống núi, cao nguyên đồ sộ chạy theo hướng Bắc Nam, hoặc gần Bắc Nam, Đông Tây hoặc gần Đông Tây và tập trung ở trung tâm làm ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào đất liền làm cho các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít.


3. Khoáng sản châu Á

Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

- Nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.

- Các khoáng sản quan trọng nhất: dầu mỏ, khí đốt, sắt, crôm, một số kim loại màu như đồng, thiếc,...

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 09/10/2023