logo

Phân tích đặc điểm các địa hình chính của châu Âu


Câu hỏi: Phân tích đặc điểm các địa hình chính của châu Âu?

Trả lời: Đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và miền núi ở châu Âu

Khu vực đồng bằng: Chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục. Các đồng bằng là miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.

- Địa hình miền núi:

+ Núi già ở phía bắc ( trên bán đảo Xcan-đi-na-vi ) và vùng trung tâm, đỉnh tròn, sườn thoải độ cao trung bình 500-1000 m.

+ Núi trẻ ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh cao nhọn, xen kẽ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ.


Kiến thức tham khảo về địa hình trên Trái Đất


1. Địa hình học là gì?

Địa hình học là nghiên cứu về hình dáng và đặc điểm của bề mặt của Trái Đất và các thiên thể có thể quan sát khác bao gồm các hành tinh, mặt trăng và tiểu hành tinh. Địa hình học của một khu vực có thể đề cập đến các hình dạng và đặc điểm bề mặt của khu vực đó, hoặc sự miêu tả khu vực đó (đặc biệt là thuật họa bản đồ).

Lĩnh vực khoa học Trái Đất và khoa học hành tinh này liên quan đến các chi tiết địa phương nói chung, không chỉ bao gồm biểu thị địa hình mà cả các đặc điểm tự nhiên và nhân tạo, và kể cả lịch sử và văn hóa địa phương.

Địa hình học trong hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm ghi chép địa hình, đặc điểm ba chiều của bề mặt, và xác định địa mạo cụ thể. Nó cũng được biết đến là hình thái địa chất. Trong sử dụng hiện đại, nó liên quan đến việc tạo ra những dữ liệu độ cao theo dạng số (DEM). Người ta thường coi nó bao gồm sự biểu diễn đồ họa của địa mạo trên bản đồ bằng các kỹ thuật, bao gồm đường đồng mức, biểu thị địa hình bằng màu sắc và biểu thị địa hình bằng màu đậm nhạt.

Phân tích đặc điểm các địa hình chính của châu Âu

2. Các dạng địa hình chính

* Dựa vào hình thái bề mặt người ta chia địa hình ra thành:

+ Địa hình đồng bằng (hay địa hình bằng phẳng): Ở đây hình thái bề mặt đất ít bị phân cách, bề mặt đất tương đối đồng đều, không chênh lệch nhau nhiều.

+ Địa hình đồi núi: Ở đây bề mặt đất bị phân cách nhiều do sự chênh lệch về độ cao giữa đồi, núi và thung lũng.

Trên địa hình đồng bằng và đồi núi có các dạng địa hình lồi (như đồi, gò, đống) và địa hình lõm (hay trũng) như thung lũng, vạt đất sâu.

* Dựa vào độ cao (độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối) địa hình được chia ra:

Trong điều kiện cụ thể của nước ta về phương diện hình thành đất địa hình có thể chia làm 3 vùng:

- Vùng núi hay vùng thượng du ở độ cao > 500m so với mặt biển.

- Vùng đồi gò hay trung du ở độ cao 50-500m.

- Vùng đồng bằng ở độ cao < 50m.

Địa hình vùng đồi núi đặc trưng cho địa hình xói mòn, còn địa hình đồng bằng đặc trưng cho địa hình bồi tụ.

*  Dựa vào phạm vi ảnh hưởng và mức độ tác dụng của địa hình đối với những yếu tố khác của tự nhiên người ta chia ra địa hình lớn (đại địa hình), địa hình trung bình (trung địa hình) và địa hình nhỏ (tiểu địa hình). Tiêu chuẩn để phân chia ba loại địa hình này có thể khác nhau ít nhất ở những khoa học và tác giả khác nhau.

Ví dụ: Trong địa mạo học người ta chia ra: Địa hình lớn do đặc điểm bề mặt chung (như núi, đồi gò, thung lũng…) của một nước quyết định; và hình thái bề mặt của một vùng nhất định trong phạm vi hình thái bề mặt chung. Một số tác giả còn chia ra thêm địa hình trung bình. Đó là dạng trung gian của hai loại trên.


3. Tác động của ngoại lực lên địa hình Trái đất

- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

- Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người.

Phân tích đặc điểm các địa hình chính của châu Âu

4. Tác động của nội lực lên địa hình Trái đất

Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học,…

- Các dạng vận động

Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra.

Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.

Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 10/10/2023