logo

Giáo án minh họa môn Mỹ thuật tiểu học module 3 đầy đủ, chi tiết nhất


Giáo án minh họa môn Mỹ thuật tiểu học module 3


A. KẾ HOẠCH DẠY HỌC


I. MỤC TIÊU DẠYHỌC


1. Phẩm chất

Chăm chỉ:

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập

Trách nhiệm:

+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh trong quá trình thực hành.

+ Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập và sản phẩm.

+ Giữ trật tự trong quá trình học.


2. Năng lực

2.1 Năng lực đặc thù:

2.1.1 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

+ Nhận biết được đặc điểm như hình dáng, màu sắc của các hình khối cơ bản: khối trụ, khối lập phương, khối cầu. (1)

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của các hình khối và những đồ vật xung quanh. (2)

2.1.2 Sáng tạo, ứng dụng thẩm mỹ

+ Từ hình khối cơ bản để tạo ra một số đồ vật thân thuộc. (3)

+ Biết sử dụng vật liệu, chất liệu sẵn có để tạo ra một số đồ vật mà em thích. (4)

2.1.3 Phân tích, đánh giá thẩm mỹ

+ Trưng bày và nêu được tên sản phẩm. (5)

+ Biết chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. (6)

2.2 Năng lực chung

2.2.1. NL giao tiếp, hợp tác

+ Biết cách trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. (7)

+ Biết làm việc cùng bạn trong nhóm. (8)

2.2.2. NL tự chủ và tự học

+ Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập (9)

+ Thực hiện đúng kế hoach học tập (10)

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Nhận ra ý tưởng mới thông qua các vật liệu có sẵn (11)

+ Tạo hình sản phẩm có sự ngộ nghĩnh theo cách nghĩ riêng của mỗi học sinh.(12)

2.3. Năng lực đặc thù khác

Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm. (13)

Năng lực tính toán: Biết so sánh để nhận biết hình khối và thể hiện trên đất nặn(14)


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC


1. Giáo viên:

+ Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề để trình chiếu cho học sinh quan sát

+ Mô hình các hình khối: hình trụ, hình lập phương, hình cầu…

+ Một số đồ vật có hình khối (ly giấy, lập phương giấy, quả bóng)… và sản phẩm làm từ đất nặn hoặc vật liệu có sẵn.

+ Máy tính, máy chiếu.

+ Phấn màu


2. Học sinh:

Chuẩn bị đất nặn, các vật tìm được (ly giấy, lập phương giấy, quả, …


III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


1. Phương pháp: 

Trực quan, gợi mở, vấn đáp, trò chơi, thực hành, luyện tập, thảo luận nhóm, thuyết trình, đánh giá.


2. Hình thức: 

Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.


3. Kĩ thuật dạy học: 

Kĩ thuật động não


IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

Hoạt động 1: Khởi động 7'

PP: Hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi “Đi chợ” trực quan, vấn đáp

Tổ chức trò chơi.

GV phân nhóm HS từ 5-6 em. Hs sử dụng các vật dụng mang theo hoặc sẵn có để đặt trên bàn nhóm. GVđặt 3 bàn nhỏ giữa lớp, trên mỗi bàn có một hình khối mẫu : hình khối trụ, khối lập phương, khối cầu.

GV hướng dẫn trò chơi “Đi chợ”: Lớp trưởng nêu tên đồ vật. HS các nhóm tìm đồ vật và chạy lên đặt lên các bàn sao cho đúng với dạng hình khối mẫu của GV

GVcho lớp tự tổ chức trò chơi. Quan sát lớp.

HS tham gia trò chơi

- Lớp trưởng hô: “Đi chợ?”

- Lớp trả lời “Mua gì?”

Các nhóm tìm đồ vật mà lớp trưởng yêu cầu

GV tổng kết trò chơi

– nhận xét các nhóm làm việc - khen ngợi – tuyên dương

Giới thiệu bài mới – ghi đề.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- Học sinh tham gia trò chơi

 

 

- HS lắng nghe

 

 

Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ (39')

PP: Hợp tác theo nhóm nhỏ, Liên tưởng, sáng tạo

Giáo viên cho lớp thảo luận theo nhóm đôi. Đưa mẫu khối về các nhóm. Cho các nhóm thảo luận. Đặt câu hỏi:

1/ Em nhận thấy đồ vật này có hình dạng như thế nào?

2/ Nêu màu sắc của đồ vật ?

Mời đại diện một vài nhóm nhóm lên báo cáo.

GV giới thiệu tên các hình khối. hình khối trụ, hình khối lập phương, hình khối cầu. Đặt câu hỏi:

- Em cảm nhận hình khối lập phương, khối cầu, khối trụ như thế nào ?

Chốt ý : Mỗi hình khối có hình dáng khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

 

- Học sinh tham gia thảo luận

- Lắng nghe

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Lắng nghe

 

 

TIẾT 2

Hoạt động 3: Sáng tạo và ứng dụng

PP: Hợp tác theo nhóm nhỏ, Liên tưởng, sáng tạo

1/ Tạo hình khối cơ bản:

Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ.

GV đặt 1 mẫu vào giữa mỗi nhóm. Yêu cầu HS quan sát mẫu, sử dụng đất nặn để tự tạo hình khối theo quan sát, suy nghĩ riêng của mỗi HS.

Nhắc nhở học sinh về giữ gìn vệ sinh trong quá trình thực hành.

GV đến từng bàn quan sát, hỗ trợ.

Cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.

Đại diện nhóm giới thiệu các hình khối của nhóm.

Thay đổi khối mẫu ở mỗi nhóm để các nhóm lần lượt được nặn từng mẫu khối.

2/ Từ hình khối cơ bản tạo các đồ vật quen thuộc:

GV cho HS xem một số sản phẩm làm từ đất nặn. Đặt câu hỏi:

- Đây là đồ vật gì ? Có hình khối nào?

Yêu cầu học sinh nêu tên đồ vật có hình khối đã được học.

GV chốt: Các đồ vật xung quanh chúng ta đều có hình khối.

Cho học sinh sử dụng đất nặn để tạo hình một đồ vật em thích.

GV đến từng bàn quan sát, hỗ trợ.

 

 

 

- Học sinh tham gia hoạt động nhóm

- Quan sát

- Lắng nghe

- Học sinh thực hành

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- Quan sát

- Trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Học sinh tạo hình

TIẾT 3

Hoạt động 4: Hoạt động phân tích, đánh giá (8p)

PP: trực quan, thuyết trình, vấn đáp

GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm trên bàn. GV tổ chức trò chơi:

· Hoạt động “Hội chợ xuân”

GV cho mỗi nhóm 1 HS đóng vai người đi chợ, các nhóm là người bán hàng.

GV tổng kết nhóm nào bán được nhiều hàng.

GV chọn một số sp của học sinh, đặt câu hỏi:

- Vì sao em chọn sản phẩm này?

=> Tuyên dương

Giáo viên nhận xét các sản phẩm của các nhóm.

GV hỏi: sản phẩm làm xong em sẽ làm gì?

Hướng dẫn học sinh trưng bày SP ở góc học tập ở lớp hoặc ở nhà.

 

 

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm

- Tham gia hoạt động hội chợ xuân

- Lắng nghe

- Trả lời

- Lắng nghe

- Trả lời

- Lắng nghe

Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng (2p)

Cho HS xem thêm một số sản phẩm kết hợp giữa đất nặn và các vật tìm được như ống hút, quả bóng và khuyến khích HS tạo thêm các sản phẩm có sự kết hợp các vật liệu khác khi ở nhà.

- Chú ý, lắng nghe


KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ


1. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các hình khối cơ bản: Khối trụ, khối lập phương, khối cầu. Nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản.

- Biết cách nặn một khối đơn giản, HS nặn được một đồ vật từ hình khối cơ bản.

- Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. Nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm.


2. Xác định và mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

- Nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các hình khối cơ bản: Khối trụ, khối lập phương, khối cầu.

- Nhận biết những sản phẩm tạo hình từ đất nặn được sáng tạo từ các khối cơ bản

Mức độ 1: Nhận biết được các đồ vật có dạng khối cơ bản

Mức độ 2: Nhận biết được ý tưởng công dụng của sản phẩm được sáng tạo từ khối cơ bản.

- Biết cách nặn một khối đơn giản

HS nặn được một đồ vật từ hình khối cơ bản.

 

Mức độ 1: Biết tạo 1 hình khối cơ bản

Mức độ 2: Biết vận dụng hình khối cơ bản để tạo ra một đồ vật quen thuộc

- Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm.

Mức độ 1: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

Mức độ 2: Có ý thức giữ gìn sản phẩm, ý thức bảo vệ môi trường, tính kỷ luật trong giờ học.

Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá trong chủ đề “Sáng tạo từ những khối cơ bản” theo định hướng phát triển phẩm chất năng, lực học sinh.

Phân tích các yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt

Góp phần bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực

Nội dung chính

Phẩm chất

Năng lực mĩ thuật

Năng lực chung

- Nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các hình khối cơ bản: Khối trụ, khối lập phương, khối cầu.

- Nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản

- Chăm chỉ, trách nhiệm

Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Năng lực giao tiếp và hợptác

- Xác định hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc điểm, kích thước, tỉ lệ

- Thấy được vẻ đẹp của những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản

- Biết cách nặn một khối đơn giản

- HS nặn được một đồ vật từ hình khối cơ bản.

 

- Chăm chỉ, trách nhiệm

Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.

 

Năng lực tự chủ và

tự học.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

- Biết tạo 1 hình khối cơ bản

- Biết vận dụng hình khối cơ bản để tạo ra một đồ vật quen thuộc

- Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm.

- Chăm chỉ, trách nhiệm

Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ.

Năng lực giao tiếp

- Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

- Có ý thức giữ gìn sản phẩm, ý thức bảo vệ môi trường, tính kỷ luật trong giờ học.

Bước 2: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của bài học.

Yêu cầu cần đạt

Phương pháp dạy học

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Thời gian đánh giá

Góp phần bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực

 

Hoạt đông 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

- Nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các hình khối cơ bản: Khối trụ, khối lập phương, khối cầu.

- Nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản

vấn đáp, hoạt động nhóm nhỏ

Quan sát, vấn đáp

Câu hỏi – đáp án

Khám phá kiến thức

- Chăm: năng lực quan sát và nhận thức thẫm mĩ

- Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác

 

Hoạt động 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

- Biết cách nặn một khối đơn giản

- HS nặn được một đồ vật từ hình khối cơ bản.

 

Trực quan, vấn đáp, thực hành – luyện tập, hoạt động nhóm…

Sản phẩm học tập

Bảng kiểm

Trong hoạt động thực hiện tạo sản phẩm mĩ thuật.

Năng lực chăm chỉ, sáng tạo và ứng dụng phẩm mĩ.

Năng lực tự chủ, tự học.

Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 

Hoạt động 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm.

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở…

Quan sát, vấn đáp

Câu hỏi, bảng đánh giá, tiêu chí đánh giá

Trong hoạt động nhận xét đánh giá sản phẩm sau khi kết thúc thực hành.

- Chăm chỉ, năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Bước 3: Xây dựng các công cụ đánh giá

Phiếu 1: Phiếu đánh giá phẩm chất của học sinh được hình thành qua chủ đề bài học

Các tiêu chí

Nội dung

Đạt

Không đạt

1. Nhận nhiệm vụ được GV giao

 

- Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ

 

 

2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:

 

- Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hạch hoạt động nhóm

 

 

 

- Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau.

 

 

3. Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:

 

- Mọi thành viên trong nhóm cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân

 

 

- Các thành viên trong nhóm có sự hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ

 

 

4. Tôn trọng quyết định chung:

 

- Mọi thành viên trong nhóm đều tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

 

 

5. Kết quả làm việc:

Có đủ sản phâm theo yêu cầu GV

 

 

6. Trách nhiệm với kết quả là việc chung

 

- Mọi thành viên có ý thức chịu trach nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm

 

 

Thang đánh giá:

- Mức A: Đạt cả 6 tiêu chí

- Mức B: Đạt được 5 tiêu chí (trong đó phải đạt được 2 tiêu chí: 2 và 3)

- Mức C: Đạt được 4 tiêu chí (trong đó phải đạt được tiêu chí 2 hoặc 3)

- Mức D: Đạt được 3 tiêu chí trở xuống

Phiếu 2: Phiếu đánh và xếp loại năng lực mỹ thuật của chủ đề/bài học

Năng lực

Mĩ thuật

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Quan sát và nhận thức

- Chưa nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các hình khối cơ bản: Khối trụ, khối lập phương, khối cầu.

- Chưa nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản

Nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các hình khối cơ bản: Khối trụ, khối lập phương, khối cầu.

 

- Nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản

Nhận biết được hình dáng, màu sắc của hình khối cơ bản ở mức cao hơn

 

 

 

- Nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản ở mức cao hơn

Nhận biết được hình dáng, màu sắc của hình khối cơ bản ở mức cao hơn và có sáng tạo

 

 

 

 

 

- Nhận biết những sản phẩm được sáng tạo từ những khối cơ bản ở mức cao hơn và có sáng tạo

Sáng tạo và ứng dụng

Chưc biết cách nặn một khối đơn giản

Biết nặn được một đồ vật từ hình khối cơ bản.

Biết tạo 1 hình khối cơ bản

Biết vận dụng hình khối cơ bản để tạo ra một đồ vật quen thuộc và có sáng tạo

Phân tích đánh giá

Chưa biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

Biết và nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm.

Biết và nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm ở mức cao hơn

Biết và nêu được vẻ đẹp tạo hình trên sản phẩm thông qua sản phẩm ở mức cao hơn và có sáng tạo

 

 

 

Xếp loại

Chưa hoàn thành

 

 

Hoàn thành

 

Hoàn thành tốt

Hoàn thành xuất sắc

Thang đánh giá xếp loại:

- Mức 4: Hoàn thành xuất sắc

- Mức 3: Hoàn thành tốt

- Mức 2: Hoàn thành

- Mức 1: Chưa hoàn thành


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Tiêu chí

Mức độ

 

A

B

C

D

1. Lựa chọn được nội dung

Lựa chọn được nội dung phù hợp với chủ đề và sáng tạo

Lựa chọn được nội dung phù hợp với chủ đề

Lựa chọn nội dung gần với chủ đề

Lựa chọn nội dung chưa phù hợp.

2. Thể hiện được sản phẩm

Có bố cục cân đối, hợp lý.

Bố cục tương đối hợp lý

Bố cục chưa chặt chẽ

Chưa biết cách sắp xếp bố cục

3. Bố cục

Thể hiện đầy đủ các bộ phận, sáng tạo, cân đối

Các khối hình thể hiện rõ ràng

Hình khối chưa rõ ràng

Các hình khối không thể hiện được nội dung

4. Màu sắc

Hài hòa, rõ trọng tâm. Thể hiện được xa gần. Phối hợp các chất liệu khác nhau trong thể hiện.

Hài hòa có trọng tâm.

Màu sắc chưa thể hiện được nội dung

Chưa hoàn thành màu

5. cách trình bày và giới thiệu về sản phẩm

Trình bày đầy đủ thông tin về sản phẩm

Trình bày đượcnhưng chưa đầy đủ thông tin về sản phẩm

Trình bày còn thiếu nhiều thông tin về sản phẩm

Chưa trình bày được các thông tin về sản phẩm

- Mức A: Hoàn thành xuất sắc

- Mức B: Hoàn thành tốt

- Mức C: Hoàn thành

- Mức D: Chưa hoàn thành

icon-date
Xuất bản : 25/03/2021 - Cập nhật : 03/04/2021