logo

Giải thích thành ngữ bão táp mưa sa

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Đây là một loại xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu. Tại Việt Nam, thuật ngữ "bão" không chỉ dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết đặc trưng của các vùng biển nhiệt đới và nó còn được truyền miệng từ ông cha qua câu thành ngữ “Bão táp mưa sa”. Vậy ý nghĩa của câu thành ngữ này là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

Trong câu chúng hoạt động khá riêng biệt và thường mang một ý nghĩa sâu sa. Bạn cần phải hiểu và phân tích một cách kỹ càng mới có thể giải thích được. Chẳng hạn như: “ Lên thác xuống ghềnh” hay “Nhanh như chớp”,…

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú


2. Thành ngữ có cấu tạo ra sao?

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của chúng. Đầu tiên thành ngữ được cấu tạo dựa trên số lượng từ. Thành ngữ có kết cấu 3 tiếng như: “Nhanh như chớp” hay “bụng bảo dạ”,… Ở đây hình thức của câu là sự kết hợp của 3 tiếng tạo thành. Tuy nhiên xét về mặt kết cấu thì đây là sự kết hợp từ một từ đơn và một từ ghép. Kết cấu của chúng như một cụm từ. Cũng có khi thành ngữ được kết cấu từ hai từ ghép hay bốn từ đơn. Chúng kết hợp nối tiếp hoặc xen kẽ nhau để tạo thành một thành ngữ. Chẳng hạn như: ác giả ác báo, phong ba bão táp,….

Tác giả chia ra làm hai kiểu thành ngữ đó là thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Chẳng hạn như: ăn bớt ăn xén hay nhắm mắt xuôi tay,….

Không chỉ vậy thành ngữ cũng có kết cấu từ năm tiếng hoặc sáu tiếng như treo đầu dê bán thịt chó,….

Ngoài ra còn có một số thành ngữ có kết cấu từ bảy đến mười tiếng. Nó có thể được tạo bởi 2-3 ngữ đoạn hoặc 2-3 mệnh đề liên hợp. Chẳng hạn như: vén ay áo xô đốt nhà táng giày,…..

Thành ngữ còn được tạo nên từ kết cấu ngữ pháp. Câu có kết cấu chủ ngữ-vị ngữ và có trạng ngữ hay tân ngữ đi cùng. Ví dụ như: Chuột sa chĩnh gạo,…  Câu có kết cấu như C-V hoặc V-C như: Mẹ tròn con vuông,….

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ Nước mặn đồng chua


3. Tác dụng của thành ngữ như thế nào?

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.


4. Một số thành ngữ phổ biến ý nghĩa của chúng

+ Bão táp mưa sa

Giải thích thành ngữ bão táp mưa sa

Thành ngữ bão táp mưa sa có nghĩa là những chuyện rắc rối – khó khăn, gian nan, khổ ải, nguy hiểm xảy ra liên tục và dồn dập không kịp trở tay khiến nhiều người điêu đứng – khốn đốn. Câu thành ngữ khuyên nhủ chúng ta rằng dù có Bão táp mưa cũng không làm cho con người ta nản chí.

+ Dĩ hòa vi quý.

Thành ngữ này chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

+ Đục nước béo cò.

Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

Thứ ba: Đừng xem mặt mà bắt hình dong. Dùng để phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.

+ Ếch ngồi đáy giếng.

Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.

Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.

+ Gieo gió gặt bão.

Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.

----------------------------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về câu Thành ngữ “Bão táp mưa sa”. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022