logo

Giải nghĩa thành ngữ buôn thúng bán mẹt

Buôn thúng bán mẹt”, thành ngữ, câu nói của người Việt Nam, và cũng được rất nhiều người dùng. Vậy nhưng, nhiều người nói không đúng ngữ cảnh vì không hiểu được  ý ẩn và nội dung thực sự chứa đằng sau cụm từ chỉ có bốn chữ này.

Dựa vào các kinh nghiệm và bài viết dân gian, Toploigiai sẽ giải thích cụ thể câu nói này và các câu tục ngữ khác cho bạn đọc trong bài viết các bạn nhé!


1. Khái niệm về thành ngữ

giải nghĩa thành ngữ buôn thúng bán mẹt

Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

Như vậy, từ những phân tích trên bạn đọc đã có thể hiểu được thành ngữ là gì. Có thể hiểu thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ bão táp mưa sa


2. Đặc điểm của thành ngữ

Đặc điểm của thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên. Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Việc phân biệt rõ giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn luôn là điều khó khăn, song nếu dựa trên cả hình thức lẫn nội dung thì ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ Ông nói gà bà nói vịt


3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

Về tục ngữ:

Về hình thức, ngữ pháp: Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh và thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Cái nết đánh chết cái đẹp

Thành ngữ lại là cụm từ cố định và có vai trò là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Đơn thương độc mã / Có mới nới cũ / Đơn thương độc mã …

Về nội dung, ý nghĩa: Tục ngữ cho ta một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm từ dân gian của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội nhằm chỉ bảo đời sau.

Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim

Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh.

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về sự siêng năng, kiên trì và chăm chỉ.

Về thành ngữ:

Thành ngữ thì lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và đi kèm hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt đến người đọc, người nghe rất cao.

Ví dụ: Chó dữ mất láng giềng / Chân cứng đá mềm / Bảy nổi ba chìm…

Những thành ngữ còn được sủ dụng để lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn.

Ví dụ: như “Cậu đừng có như thế, đừng có đứng núi này trông núi nọ” do thành ngữ là một cụm từ cố định nên khi được ghép vào trong câu giúp câu hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.


4. Một số thành ngữ thường dùng

+ Buôn thúng bát mẹt

 “Buôn thúng bán mẹt” Câu nói chỉ người bán hàng nhỏ và lẻ, hàng hóa là các mặt hàng giá rẻ, nên người bán không cần đầu tư nhiều tiền của, mà chỉ phải bỏ ra số vốn ban đầu rất ít, rủi ro thấp mà khả năng thu lãi từ các mặt hàng này lại rất nhanh và cao.

Thúng và mẹt, hai vật nhỏ, nhưng nếu đặt cạnh những hàng hóa lặt vặt, thì thúng và mẹt là những đồ vật chứa đựng rất lớn.

Thế nên câu nói buôn thúng bán mẹt còn ý nói là những người buôn bán các mặt hàng lặt vặt và nhỏ nhoi, nhưng đổ buôn cho những người khác với số lượng lớn đến cực lớn.

giải nghĩa thành ngữ buôn thúng bán mẹt

Có thể nói tóm tắt lại rằng, buôn thúng bán mẹt chỉ những người buôn bán những mặt hàng hóa với giá trị nhỏ, địa điểm mua bán thường là ở các chợ hay các gian hàng nhỏ, và họ thường đổ buôn với số lượng lớn. Những người buôn thúng bán mẹt thường chịu ít rủi ro vì số vốn bỏ ra ít, khả năng thu hồi vốn lại nhanh và cao.

+ Ba chìm bảy nổi

Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi. Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương... Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều nỗi lo)...

Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.

+  Một nắng hai sương

Một nắng hai sương: nói về sự chịu đựng gian khổ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối của những người làm nghề nông.

+ Ếch ngồi đáy giếng

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú  ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

-----------------------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về câu Thành ngữ “Buôn thúng bán mẹt”. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022