logo

"Ăn không ngồi rồi" là gì?

Có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, đúng thật là như vậy khi Tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phó và đa dạng. Đất nước phải trải qua bao năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Tiếng Việt cũng theo đó và hình thành, người Việt Nam có thói quen truyền đạt. Truyền đạ những gì mình biết và mình có cho các thế hệ con cháu phía sau. Và có một số thành ngữ được sáng tác từ rất lâu cũng được lưu truyề lại cho đến ngày nay, mỗi câu, mỗi từ đều chứa đựng những ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về thành ngữ "Ăn không ngồi rồi" là gì nhé!


1. "Ăn không ngồi rồi" là gì?

"Ăn không ngồi rồi" là thành ngữ Việt Nam. Vậy nó có nghĩa là gì, định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa từ ăn không ngồi rồi trong văn hóa Việt Nam. Cùng Toploigiai tìm hiểu nào!

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.

Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Và giải thích cách dùng từ ăn không, ngồi rồi trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ăn không, ngồi rồi nghĩa là:

Ăn – Ngồi có nghĩa là hành động của 1 con người làm mỗi ngày, ăn để nạp dinh dưỡng – ngồi để thư giãn – nghỉ ngơi hay làm việc.

Không –Rồi có nghĩa là không làm việc gì cả mà chỉ ngồi một chỗ xung quanh không màng xung quanh.

Suy ra: "Ăn không ngồi rồi" là Lười nhác, sống dựa dẫm vào người khác; chỉ hưởng thụ mà không chịu lao động. Người không lao động, làm việc, nhàn rỗi, không tốt.

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú

ăn không ngồi rồi là gì

2. Ví dụ về thành ngữ "Ăn không ngồi rồi"

Ví dụ: "Những truyền thuyết cổ đại không hề nói đến thần thánh ăn không ngồi rồi”. (Nguyễn Văn Khỏa, Anh hùng ca Hô-me-rơ).

"Con ạ, năm ngoái u cứ nghĩ ở nhà rồi cũng chỉ ăn không ngồi rồi, mất ngày mất buổi". (Trọng Hứa, Quê ta).

"Ở vào một thời đại còn tăm tối có rất nhiều kẻ trí thức cho sự ăn không ngồi rồi là cao quý, ông đã dám để cao giá trị lao động". (Báo Văn nghệ, số 10-1952).

"Vậy là cái vết thương không đáng mùi mẽ gì đã buộc anh ăn không ngồi rồi trong bệnh viện đúng hai tháng trời". (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 10-1977).

"Ban đầu, đó chỉ là một nhóm những kẻ thích đua đòi mốt mới và những kẻ ăn không ngồi rồi, chứ chẳng có mục đích chính trị, xã hội gì". (Hồ Chí Minh, Tuyển tập).

"Đó là các tiểu thư con cụ Thượng đấy, thật là ăn không ngồi rồi mà còn dỡn với chó". (Hồng chương, Một luồng gió mới).

"Ăn không ngồi rồi quả là một cực hình. Tôi viết thư cả mớ, gửi má và em Hiền, gửi ba với anh Hai ngoài Bắc". (Phan Tứ, Mẫn và tôi).

>>> Tham khảo: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?


3. Thành ngữ đồng nghĩa với “Ăn không ngồi rồi”

- “Ăn mày đòi xôi gấc”

- “Vô công rồi nghề”

- “Tay làm hàm nhai”

- “Không làm mà đòi có ăn”

----------------------------------

Như vậy, qua những nội dung trên Toploigiai đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi "Ăn không ngồi rồi" là gì? Cùng với những nội dung phía trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 14/09/2022