logo

Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú

Giải thích thành ngữ “Lòng lang dạ thú”

Kho tàng các câu thành ngữ dân gian trong nền văn học nước nhà rất phong phú và đa dạng. Trong đó câu thành ngữ “Lòng lang dạ thú” thường được sử dụng để nói về những người có bản chất tàn ác. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi giải thích câu Thành ngữ “Lòng lang dạ thú” này nhé!


1. Ý nghĩa câu thành ngữ “Lòng lang dạ thú”

“Lòng lang dạ thú” là một câu thành ngữ dân gian có nghĩa đen nói về giống loài sói khi sinh ra đã có sẵn bản tính hung dữ. Cho dù những con sói có được huấn luyện, thuần hoá từ nhỏ thì cũng rất khó để thuần phục được. Loài sói có hình dạng gần giống như giống chó nhà to khỏe, tuy nhiên chúng lại không có được bản tính trung thành như loại chó nhà. Trong hoàn cảnh phù hợp, với bản tính hùng ác sẵn có chúng sẽ dễ dàng trở thành mối nguy hiểm cho chủ nhân cũng như mọi người xung quanh.

Từ xưa đến nay, câu thành ngữ “Lòng lang dạ thú” được sử dụng để ám chỉ về những người có bản tính tàn bạo, ác độc, khó lòng thay đổi được. Cho dù những người này có nắm giữ vị trí lãnh đạo cao, hưởng bổng lộc hậu hĩnh nhưng với bản tính không trung hậu, gian ác thì cũng sẽ không trung thành với tổ chức, với đất nước. Bên cạnh đó thành ngữ “Lòng lang dạ thú” còn ám chỉ những con người bất nhân, bất nghĩa, vì tư lợi cá nhân của bản thân mà sẽ bộc lộ ra bản chất tàn ác, không từ thủ đoạn để làm hại người khác.

Có thể thấy rằng, thành ngữ “Lòng lang dạ thú” dùng để ám chỉ những người có tâm địa độc ác như dã thú và được so sánh như loài sói. Đó là những người ác tâm, trộm cắp, những người đứng ngoài lề của xã hội.

Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú

>>> Tham khảo: Đặt câu với thành ngữ "Lòng lang dạ thú"


2. Tìm hiểu về thành ngữ và cách phân biệt thành ngữ - tục ngữ

Thành ngữ là tập hợp những từ ngữ cố định mang tính hình tượng, thường được sử dụng để diễn tả các khái niệm, cái nhìn tổng quát mà khi chúng ta cắt nghĩa của những từ trong thành ngữ ra thì sẽ không giải thích được hàm ý của câu thành ngữ đó. Nói một cách khác, thành ngữ gồm những từ được dùng để chỉ một ý nghĩa cố định, không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể sửa đổi hoặc thay thế về mặt ngôn ngữ.

Nghĩa của thành ngữ thường được bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của những cụm từ cấu tạo nên nó nhưng thông thường ý nghĩa sâu xa của thành ngữ sẽ được hiểu qua một số phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... Thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên việc sử dụng thành ngữ sẽ dễ dàng để bày tỏ và bộc lộ được tâm tư tình cảm của người sử dụng đối với điều được nhắc đến.

Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa thành ngữ và tục ngữ. Tục ngữ được xem là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp do nó có cấu tạo và biểu thị một ý nghĩa cụ thể còn thành ngữ chỉ là tập hợp những cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng không phải là một câu hoàn chỉnh. Chính vì lý do đó nên người ta thường gọi là câu tục ngữ chứ không gọi là câu thành ngữ. Thành ngữ và tục ngữ được sử dụng có thể có vần hoặc không có vần. Thành ngữ nếu có vần thường mang vần lưng còn tục ngữ sử dụng vần liền và vần cách.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã giải thích câu thành ngữ “Lòng lang dạ thú” và cách phân biệt giữa thành ngữ - tục ngữ. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới nhiều kiến thức bổ ích dành cho các bạn!

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 18/11/2022