logo

Giải thích câu Nói băm nói bổ

Câu trả lời chính xác nhất: Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,… Ví dụ: Nói băm, nói bổ là ăn nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói với người khác.

Hãy cùng Toploigiai giải thích rõ hơn về câu thành ngữ "Nói băm nói bổ" qua các phần nội dung bên dưới nhé!

giải thích câu nói băm nói bổ

1. Thành ngữ là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

>>> Xem thêm: Giải thích câu "Dám nghĩ dám làm"


2. Phân loại và đặc điểm thành ngữ

Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa, giải nghĩa.

Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt). Ví dụ thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn thúng bán mẹt..., thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...

Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại: so sánh (ví dụ như nhát như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn,...), ẩn dụ (ví dụ như ruột để ngoài da, rán sành ra mỡ,...), đối ngẫu (ví dụ như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng,...).

Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại: 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột ngựa, loại 4 chữ như một nắng hai sương, đá thúng đụng nia, loại năm chữ như vắt cổ chày ra nước, dùi đục chấm mắm cáy,...

 Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ, Vị ngữ – Chủ ngữ: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn như thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,…

Đặc điểm của thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên. Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Mặc dù được xây dựng từ những sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.

>>> Xem thêm: Hãy giải thích câu tục ngữ “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”?


3. Một số câu thành ngữ về lời nói

giải thích câu nói băm nói bổ

- Nói băm, nói bổ: ăn nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói với người khác

- Nói như đấm vào tai: nói khó nghe, khó chịu, trái ý với người khác

- Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết.

- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không hết ý

- Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác.

- Đánh trống lảng: nói lái sang vấn đề khác, không muốn đề cập tới vấn đề đang trao đổi

- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không hay, không khéo, cộc lốc, thiếu tế nhị.


4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ rất hay nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên dựa trên cả mặt hình thức lẫn nội dung chúng ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Trước hết để rõ hình dung, chúng ta cùng nói qua về định nghĩa của tục ngữ. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa, kinh nghiệm sống được đúc kết từ ngàn đời xưa của ông cha ta hoặc mang ý nghĩa phê phán một sự việc hiện tượng nào đó.

Về hình thức, ngữ pháp:

+ Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng/Có công mài sắt, có ngày nên kim

+ Thành ngữ lại là cụm từ cố định và là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Bách chiến bách thắng/Có mới nới cũ/Ăn hiền ở lành…

Về nội dung, ý nghĩa:

+ Tục ngữ biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.

Ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết.

Hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu này đúc kết kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp trồng trọt của nhân dân, các thành phần quan trọng theo thứ tự của một quá trình chăm sóc, canh tác.

+ Thành ngữ lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt rất cao.

Ví dụ: Chân cứng đá mềm/Bảy nổi ba chìm/Chó giữ mất láng giềng…

– Những thành ngữ hay được lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn. Ví dụ như “Cuộc sống của tôi dạo này cứ Bảy nổi ba chìm”, do thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định nên được ghép vào trong câu để hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.

– Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh. Thường thì người ta hay nói “Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

------------------------

Như vậy, Toploigiai đã cung cấp thông tin giải thích cho câu "Nói băm nói bổ" . Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 22/08/2022