logo

"Máu chảy ruột mềm" nghĩa là gì?

Câu trả lời đúng nhất: "Máu chảy ruột mềm" có nghĩa là những con người luôn có quan hệ mật thiết với nhau giống như Âu Cơ Lạc Long Quân đẻ trăm trứng 50 lên rừng 50 xuống biển đâu đâu cũng là anh em với nhau vì thế khi thấy người khác gặp nạn chúng ta hãy nên giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Đồng bào chúng ta đều sinh ra từ khúc ruột thế nên phải biết giúp đỡ và đùm bọc cho nhau. Đừng như mà chỉ biết lợi ích của bản thân mà quên đi sự sống chết của người khác

Để hiểu rõ hơn hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục).

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú

máu chảy ruột mềm nghĩa là gì

2. Phân loại thành ngữ:

- Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa, giải nghĩa.

- Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán. Ví dụ: 

+ Thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn thúng bán mẹt..., 

+ Thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...

- Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại so sánh ví dụ như nhát như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn ma, ...

- Ẩn dụ như ruột để ngoài ra, rán sành ra mỡ... đối ngẫu như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng, ...

- Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột ngựa

>>> Tham khảo: Thành ngữ nói về tính trung thực


3. Thành ngữ có đặc điểm và cấu tạo như thế nào?

- Đặc điểm

Đặc điểm của thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên. Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

- Cấu tạo

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của chúng. Đầu tiên thành ngữ được cấu tạo dựa trên số lượng từ. Thành ngữ có kết cấu 3 tiếng như: “Nhanh như chớp” hay “bụng bảo dạ”, … Ở đây hình thức của câu là sự kết hợp của 3 tiếng tạo thành. Tuy nhiên xét về mặt kết cấu thì đây là sự kết hợp từ một từ đơn và một từ ghép. Kết cấu của chúng như một cụm từ. Cũng có khi thành ngữ được kết cấu từ hai từ ghép hay bốn từ đơn. Chúng kết hợp nối tiếp hoặc xen kẽ nhau để tạo thành một thành ngữ. Chẳng hạn như: ác giả ác báo, phong ba bão táp, ….

Tác giả chia ra làm hai kiểu thành ngữ đó là thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Chẳng hạn như: ăn bớt ăn xén hay nhắm mắt xuôi tay, ….

Không chỉ vậy thành ngữ cũng có kết cấu từ năm tiếng hoặc sáu tiếng như treo đầu dê bán thịt chó, ….

Ngoài ra còn có một số thành ngữ có kết cấu từ bảy đến mười tiếng. Nó có thể được tạo bởi 2-3 ngữ đoạn hoặc 2-3 mệnh đề liên hợp. Chẳng hạn như: vén ay áo xô đốt nhà táng giày, ….

Thành ngữ còn được tạo nên từ kết cấu ngữ pháp. Câu có kết cấu chủ ngữ-vị ngữ và có trạng ngữ hay tân ngữ đi cùng. Ví dụ như: Chuột sa chĩnh gạo, …  Câu có kết cấu như C-V hoặc V-C như: Mẹ tròn con vuông, ….


4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên, dựa vào cả hình thức và nội dung, chúng ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Trước hết, để rõ ràng, chúng ta hãy nói về định nghĩa của một câu tục ngữ. Câu tục ngữ là một câu nói trọn vẹn, ngắn gọn, súc tích, thể hiện đầy đủ ý nghĩa, kinh nghiệm sống được đúc kết từ hàng nghìn năm trước của ông cha ta hoặc mang ý nghĩa phê phán một sự việc, hiện tượng nào đó.

Về hình thức và ngữ pháp:

+ Câu tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là phần thứ hai của một cặp sáu quãng tám) thể hiện một nhận định nào đó.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

+ Thành ngữ là nhữg cụm từ cố định và là một bộ phận của câu.

Ví như: Bách chiến bách thắng / Có mới nới cũ / Ăn no mặc ấm…

Về nội dung và ý nghĩa:

+ Những câu tục ngữ thể hiện trọn vẹn ý nghĩa thường là những nhận định, đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về cuộc sống hoặc phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.

Ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập ao.

Chuồn chuồn bay cao và mưa tạnh”.

=> Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết.

Hay “Nhất nước, nhì phân, ba cần, bốn giống”, câu này đúc kết kinh nghiệm làm nông nghiệp của nhân dân, những thành phần quan trọng trong trình tự của một quá trình chăm sóc, trồng trọt.

+ Thành ngữ mang đậm tính biểu tượng, sức khái quát, hình ảnh cô đọng, bóng bẩy. Vì vậy khả năng diễn đạt rất cao.

Ví dụ: Chân cứng, đá mềm / Bảy nổi ba chìm / Chó cứ mất hàng xóm …

– Những câu thành ngữ hay được lồng vào những câu nói dân gian để tăng tính biểu cảm. Ví dụ như “Đời tôi bảy nổi ba chìm”, vì thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định nên ghép lại thành một câu để hoàn chỉnh ngữ pháp cũng như tăng sức biểu cảm.

– Câu tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là một câu hoàn chỉnh. Người ta thường nói “Có câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


5. Giải thích một số thành ngữ

"Máu chảy ruột mềm"

Máu chảy ruột mềm có nghĩa là những con người luôn có quan hệ mật thiết với nhau giống như âu cơ lạc long quân đẻ trăm trứng 50 lên rừng 50 xuống biển đâu đâu cũng là anh em với nhau vì thế khi thấy người khác gặp nạn chúng ta hãy nên giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Đồng bào chúng ta đều sinh ra từ khúc ruột thế nên phải biết giúp đỡ và đùm bọc cho nhau. Đừng như mà chỉ biết lợi ích của bản thân mà quên đi sự sống chết của người khác

"Kẻ tám lạng người nửa cân"

Lạng ở đây là loại cân cũ của ta. Một cân có 16 lạng (tương đương 605 gam) và một lạng bằng một phần mười sấu cân tương đương với 37,8 gam. Vì vậy nếu cân bằng cân ta thì nửa cân là tám lạng của loại cân cũ.Thành ngữ này trong tiếng việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong cuộc đọ sức thì bằng nhau, không ai kém ai.

(nửa cân ta bằng tám lạng). Ngang bằng nhau.

“Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương”

Trong tiếng Việt, câu tục ngữ khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương được hiểu là khôn thì phải khôn hẳn, khôn đến mức khiến người ta phải sợ, phải kính nể, còn nếu dại thì cũng phải biết thân, biết phận để người khác dễ thông cảm, bỏ qua mà tỏ lòng kính mến, yêu thương.

“Ăn ốc nói mò” 

Nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu "Máu chảy ruột mềm" nghĩa là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 14/09/2022