logo

Ý nghĩa câu "khẩu xà tâm Phật"

Khẩu xà tâm phật là một câu thành ngữ được sử dụng để ám chỉ những người có những lời nói nặng nề, mắng chửi, chua ngoa.. có vẻ như ác độc với người khác nhưng thực ra họ lại là người tốt bụng, có tâm tính tốt đẹp, cái đó có thể do thói quen hoặc tính cách của họ, nóng tính, thẳng thắn nhưng thực sự họ không có ý xấu, nói nhưng không để bụng. Thực chất câu thành ngữ này mới chỉ xuất hiện gần đây khi mọi người thường nhầm lẫn khi nói câu nói gốc: Khẩu Phật Tâm Xà với ý nghĩa ngược lại. Và để hiểu rõ hơn về ý nghĩa câu thành ngữ này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Toploigiai nhé!


1. Ý nghĩa câu khẩu xà tâm Phật?

Nghĩa đen:

+ Phật: là những người đã giác ngộ, thông qua tu hành và không còn vướng chân phải bụi trần, vượt qua những hỉ nộ ái ố của người phàm mà bao dung, độ lượng, thương con người, giúp họ vượt qua bể khổ của nhân thế.

+ Xà: tức là loài rắn. Đây là loài động vật máu lạnh, có nọc độc, rất nguy hiểm và khó lường trước được hành động của chúng.

=> Nghĩa cả câu: Lời nói từ miệng là lời của Phật dạy, bao dung đức độ, từ bi hỉ xả nhưng thực chất trong lòng là suy nghĩ, tâm tư độc địa như loài rắn rết.

Nghĩa bóng:

+ Phật: Những biểu hiện bên ngoài, thông qua lời nói, hành động và cách đối xử với những người xung quanh với vẻ đàng hoàng, đứng đắn, quân tử.

+ Xà: Tâm địa, suy nghĩ, tính cách thực chất bên trong của người đó là xấu xa, độc ác với những suy nghĩ nhỏ nhen, ích kỷ

=> Nghĩa cả câu: Chỉ những con người bên ngoài có vẻ tử tế, đàng hoàng, trí thức nhưng thực chất bên trong mục ruỗng, xấu xa.

=> Câu thành ngữ phê phán những con người giả dối, bên trong và bên ngoài hoàn toàn khác biệt. Những con người ấy rất đáng sợ, thường làm chuyện xấu sau lưng người khác nhưng ngoài mặt vẫn tử tế nói cười. Đồng thời cũng khuyên con người ta cần cẩn thận, cảnh giác với những con người, những mối quan hệ trong cuộc sống của mình,

- Câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự: Xanh vỏ, đỏ lòng; Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa câu "Vợ già nhà hướng Tây"


2. Sai lầm khi quan niệm “khẩu xà tâm Phật”

[CHUẨN NHẤT] Ý nghĩa câu khẩu xà tâm Phật

Chúng ta vẫn tưởng rằng, yêu thương một người hay gia đình mình, chỉ cần kiếm thật nhiều tiền, chu cấp mọi nhu cầu cho họ là đủ. Mình tự cho phép bản thân lúc nào cũng bận, căng thẳng. Do đó, chúng ta thường buông lời hằn học, khó chịu, cáu gắt vào người thân khi về đến nhà. Dù có tu tập, nhưng nhiều lúc chúng ta không kiềm chế được cơn giận, và bắt đầu những cuộc cãi vã đầy oán trách. Hoặc sau khi hành xử hay nói năng với lời lẽ rất nặng nề xong, chúng ta bào chữa “Tại nãy tôi nóng thôi, chứ không có gì đâu”. Tin rằng “khẩu xà tâm Phật” cũng không phải là xấu, nên vô hình trung, chúng ta xem việc nói năng sao cũng được, miễn tâm mình lành.

Nhưng thật ra, việc nói năng tưởng chừng vô hại ấy lại lắm tai hại, nó có thể dẫn đến bi kịch gia đình, gây tan vỡ mối quan hệ, hoặc tạo áp lực giết chết người khác. Gần đây nhất là những vụ tự tử của những người trẻ, những em học sinh giỏi giang bị trầm cảm, xuất phát từ áp lực của gia đình, nhà trường. Ngày nào các em cũng bị la mắng, chì chiết thì đến một lúc, những lời nói đó đẩy các em đến bước đường cùng, tự mình kết thúc những khổ đau bằng cái chết.

Đâu phải nói tục, chửi bậy mới gọi là khẩu nghiệp. Chính ngay những người có giáo dục, đạo đức, lời họ nói ra không một ngôn từ nào của chợ búa nhưng buông một câu để người nghe bị tổn thương, suy sụp thì khẩu nghiệp còn nặng nề hơn.


3. Những câu nói hay về người khẩu xà tâm phật

- Buông lời đắng cay làm đau người khác nhưng vẫn bao biện rằng mình chỉ là "khẩu xà, tâm Phật", chẳng có ý hại ai, nhiều người đang vướng vào khẩu nghiệp mà chẳng biết.

- Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Mỗi người đều cần phải có trách nhiệm về lời mình đã nói ra. Có những lời mà người nói vô tâm, người nghe hữu ý.

- Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

- Gieo nhân nào gặt quả đó. Quả chẳng trổ ngày nay thì ngày mai, không kiếp này thì kiếp tới. Nhân quả thật rõ. Nghiệp là luôn đúng.

- Nếu ta nói ra mà ta không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. Mà khẩu nghiệp xấu chắc chắn để lại hậu quả xấu, hoặc ngay tức thì, hoặc dài lâu.

- Đâu phải chỉ là khẩu nghiệp ác ý với người khác sẽ nhận trái đắng, đôi lúc chúng ta hồn nhiên buột miệng vài câu vu vơ cũng đã được tặng đủ đầy các thể loại nghiệp.

- Quả đúng như vậy, lời nói thô ác thường tạo ra hố sâu ngăn cách giữa người với người, đôi khi còn khiến người ta thù địch nhau, chém giết nhau chỉ vì một trận cãi vã.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa câu Sông có khúc người có lúc


4. Liệu có người khẩu phật tâm xà không?

Có một câu chuyện Chúa Jesu khi nhìn thấy những con buôn đang đánh bạc tại đền thờ, ngài đã quát mắng :

– Đây là nơi linh thiêng chứ không phải nơi họp của một bọn kẻ cắp.

Dù quát mắng như vậy như tâm ngài vẫn bình thản. Các vị tu đạo cũng vậy, họ đã đạt đến những cảnh giới nhất định. Họ hiểu mọi sự trên đời. Họ đủ sức để bao dung hết thảy nhưng có nhiều trường hợp họ phải lên tiếng để đối phương cảnh tỉnh. Phần vì đối phương không hiểu những câu nói nhẹ nhàng của họ.

Có một người hỏi một vị thiền sư. Tại với người mắc lỗi ngài lại có cách hành xử khác nhau ? Khi thì ngài mắng nhiếc, khi thì ngài nhẹ nhàng giảng giải ?

Thiền sư trả lời. Bởi tâm tánh họ khác nhau nên phải dùng nhưng phương pháp khác nhau để nói chuyện. Đối với người thằng thắn, cương trực phải dùng chân diện để đối đáp. Bởi họ không bị những lời đó làm nhụt chí. Họ có thể dựa vào những lời nói đó để tiến thủ. Với người yếu ớt chúng ta nên nhẹ nhàng khuyên bảo bằng những lời nói ngọt ngào.

---------------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Toploigiai về câu thành ngữ khẩu xà tâm Phật. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022