Tổng hợp 50+ câu hỏi Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất và hình thành loài người chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.
Câu 1. Khi nói về quá trình hình thành, phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Quá trình tiến hóa trên trái đất có thể chia làm các giai đoạn: Tiến hóa hóa học tiến hóa tiền sinh học tiến hóa sinh học.
b) Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất chưa có khí Oxygen
c) Quá trình thủy phân đã tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy
d) Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) đúng
c) sai. Quá trình trùng phân đã tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy
d) sai. Mầm mống sự sống đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học khi mà hình thành tế bào nguyên thủy đầu tiên có khả năng trao đổi chất và nhân đôi.
Câu 2. Khi nói về quá trình tiến hóa hóa học, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O.
b) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.
c) Sự xuất hiện của đại phân tử DNA, RNA chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.
d) RNA là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử DNA.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) sai vì trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất vô cơ có trước và chất hữu cơ có sau. Do tác động của nguồn năng lượng tự nhiên như hoạt động của núi lửa, năng lượng mặt trời, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ nên các nguyên tố nhẹ như C, N, O, H nổi nên trên bề mặt thạch quyển kết hợp thành các hợp chất vô cơ sau đó là hình thành nên các chất hữu cơ.
c) đúng
d) sai vì ngày nay, bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được đại phân tử nhân đôi đầu tiên là RNA mà không phải DNA. RNA có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme. Trong quá trình tiến hóa ban đầu, RNA được dùng làm phân tử lưu giữ thông tin di truyền sau đó chức năng này được chuyển dần cho DNA, và chức năng làm xúc tác thì chuyển dần cho protein.
Câu 3. Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Quá trình tự sao chép của DNA là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục.
b) DNA có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc DNA luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ.
c) Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của DNA ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu.
d) Tổ chức sống là một hệ thống kín, không thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới không thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) sai, do các quá trình đột biến vẫn thường xuyên xảy ra do đó cấu trúc của DNA không hoàn toàn duy trì nguyên vẹn qua các thế hệ.
c) đúng
d) sai. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức.
Câu 4. Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
b) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N2 nhiều O2 và các hợp chất chứa Carbon.
c) Trong quá trình tiến hóa DNA xuất hiện trước RNA.
d) Các hạt Coacervate vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) sai do trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy không có O2.
c) sai, RNA xuất hiện trước DNA, do không đảm bảo chức năng di truyền ổn định như DNA nên sau này được thay thể bởi DNA.
d) đúng
Câu 5. Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
b) Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Coacervate.
c) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
d) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Hướng dẫn giải:
a) sai, được hình thành trong lòng đại dương.
b) đúng
c) sai, quá trình này vẫn còn được tiếp tục, bằng chứng là quá trình hình thành loài vẫn thường xuyên xảy ra.
d) đúng
Câu 6. Khi nói về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các phát biểu sau là đúng hay sai?
a) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Carboni-ferous của đại Trung Sinh.
b) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
c) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
d) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
Hướng dẫn giải:
a) sai, kỉ Carboni-ferous thuộc đại Cổ sinh
b) sai, kỉ Tam Điệp thuộc đại Trung sinh
c) đúng
d) đúng
Câu 7. Các phát biểu sau là đúng hay sai khi nói về chiều hướng tiến hóa của sinh giới?
a) Ngày càng đơn giản.
b) Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
c) Từ trên cạn xuống dưới nước
d) Thích nghi ngày càng hợp lý
Hướng dẫn giải:
a) sai. Ngày càng đa dạng và phong phú
b) đúng
c) sai, trong lịch sử phát triển của sinh giới thì sinh vật tiến hóa theo hướng từ dưới nước lên trên cạn.
d) đúng
Câu 8. Khi nói về quá trình phát triển sinh vật qua các đại địa chất, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Tên của kỉ Carboni-ferous và Cretaceous được đặt theo tên của loại đá điển hình ở kỉ đó.
b) Tên của kỉ Devonian và kỉ Jura được đặt theo tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc ki đó.
c) Sự phát sinh của sinh giới luôn diễn ra một cách chậm chạp và theo sau sự phát sinh của điều kiện khí hậu địa chất.
d) Sau khi có sự tuyệt chủng hàng loạt một số cá thể may mắn sống sót sẽ tiếp tục sinh sản tăng lên về mặt số lượng và di truyền những đặc điểm của tổ tiên cho con cháu của mình.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) đúng
Người ta đặt tên cho các kỉ dựa vào tên của loại đá điển hình cho lớp đất đá nghiên cứu thời kì đó, ngoài ra còn dựa vào tên địa phương mà ở đó lần đầu tiên người ta tiến hành nghiên cứu.
c) sai vì sự phát sinh, phát triển của sinh giới luôn diễn ra nhanh hơn sự biến đổi chậm chạp của điều kiện khí hậụ.
d) sai, sau khi điều kiện khí hậu địa chất thay đổi mạnh mẽ, đã dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật đồng thời cũng là điều kiện dẫn đến phát sinh các loài sinh vật mới có các đặc điểm mới khác xa với tổ tiên ban đầu của chúng.
Câu 9. Khi nói về quá trình phát triển sinh vật qua các đại địa chất các sự kiện diễn ra dưới đây là đúng hay sai?
a) Ở kỷ Silurian mực nước biển dâng cao và xuất hiện thực vật có mạch.
b) Kỷ Cambrian có sự phân hóa lớp tảo.
c) Ở kỷ Carboni-ferous có sự xuất hiện của thực vật có hạt.
d) Kỷ Jura là thời kỳ hưng thịnh của động vật bò sát cổ.
Hướng dẫn giải:
Mọi sự kiện đều đúng.
- Kỉ Carboni-ferous (Than đá), có sự xuất hiện của hạt trần, dương xỉ phát triển mạnh, lưỡng cư ngự trị và phát sinh bò sát. Điều ta thấy liên kết là than đá màu đen, hạt của các cây cũng màu đen, dương xi cũng đen, một cách đơn giản để liên kết các sự kiện với nhau.
- Kỉ Jura có sự hưng thịnh của bò sát cổ
- Kỉ Silurian xuất hiện thực vật có mạch, động vật chân khớp, đa dạng hóa cá không hàm, xuất hiện cá có hàm.
- Kỉ Cambrian động vật biển đa dạng, xuất hiện đầu tiên động vật có dây sống, tảo đa dạng
Câu 10. Khi nói về quá trình phát triển sinh vật qua các đại địa chất các sự kiện diễn ra dưới đây là đúng hay sai?
a) Kỷ Cretacecous (Phấn Trắng) là thời điểm xuất hiện của thực vật có hoa.
b) Trong đại Thái Cổ Trái Đất được hình thành.
c) Kỷ Đệ Tứ có sự xuất hiện loài người.
d) Ở kỷ Ordivician và Permian có khủng long và bò sát đa dạng
Hướng dẫn giải:
Mọi sự kiện đều đúng.
- Kỉ Cretacecous (Phấn trắng) có sự xuất hiện của thực vật có hoa, có hoa thì có hạt phấn, vậy nên xuất hiện vào kỷ Phần trắng.
- Trong đại Thái Viễn Cổ Trái Đất hình thành
- Kỉ Đệ Tứ loài người hiện đại xuất hiện, sự tuyệt chủng của nhiều thực vật, động vật có vú lớn và các loài chim
- Ở kỷ Jura khủng long và các loài bò sát khác đa dạng; chim xuất hiện.
Đáp án cần chọn là:
a) đúng
b) sai
c) đúng
d) sai
Câu 11. Các nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của kỉ Pecmian?
a) Các đại lục địa liên kết với nhau, khí hậu khô lạnh.
b) Xuất hiện cây hạt kín.
c) Phân hóa bò sát cổ và côn trùng.
d) Dương xỉ phát triển mạnh.
Hướng dẫn giải:
Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Carboni-ferous, đại Cổ sinh, không phải kỉ Permian.
Cây hạt kín xuất hiện ở kỉ Jura
Đáp án cần chọn là:
a) đúng
b) sai
c) đúng
d) sai
Câu 12. Đặc điểm của hệ động - thực vật ở kỉ Đệ Tứ sau là đúng hay sai?
a) Loài người hiện đại xuất hiện
b) Thực vật hạt kín xuất hiện, động vật có vú tiến hóa.
c) Phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ và chim thú.
d) Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) sai. Thực vật hạt kín xuất hiện, động vật có vú tiến hóa: kỉ Phần trắng.
c) đúng
d) sai. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng: kỉ Devonian.
Câu 13. Khi nói về sự sai khác giữa người và vượn, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Xương chậu của người nhỏ hơn xương chậu của vượn người.
b) Bộ não của người lớn hơn vượn người.
c) Người có lồi cằm còn vượn người thì không.
d) Răng của người thô hơn so với vượn người.
Hướng dẫn giải:
a) Sai, xương chậu của người lớn hơn xương chậu của vượn người, do dáng đi đúng thẳng, áp lực dồn vào trọng tâm bên dưới, nên xương chậu phải to để đỡ cho phần trọng lực đó, vượn người có dáng đi khom, nên trọng lực dồn vào 2 tay trước, xương chậu nhỏ hơn.
b) Đúng.
c) Đúng, do nhu cầu giao tiếp, ban đầu bằng những âm thanh như la, tru giống với loài động vật, tiếp theo là sự ra đời của tiếng nói, hoạt động cằm là nơi bám của các cơ lưỡi nên tiếng nói càng phát hiển thì cằm càng lồi ra.
d) Sai, vượn người ăn những thức ăn thô, cứng, ăn thực vật, nên có bộ răng thô, răng nanh phát triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn, còn người đã biết sử dụng lửa để làm chín, nên bộ răng đã bớt thô.
Câu 14. Khi nói về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo Neanderthal, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Sống thành bộ lạc.
b) Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
c) Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.
d) Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.
Các phát biểu trên là đúng hay sai?
Hướng dẫn giải:
a) sai vì người H. Neanderthal mới chỉ sống thành đàn trong hang khoảng từ 50-100 người chưa có đời sống bộ lạc.
b) sai vì người Nêanderthal mới chỉ bước đầu có nối sống văn hóa. Chỉ tới giai đoạn của người hiện đại Homo Sapiens mới có nền văn hóa phức tạp và có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
c) đúng
d) đúng
Câu 15. Khi nói về quá trình phát sinh loài người, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Người vượn hóa thạch biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công và có dáng đứng thẳng.
b) Người khéo léo sống thành bầy đàn, biết sử dụng công cụ bằng đá, có dáng đứng thẳng.
c) Người đứng thẳng là loài đầu tiên biết dùng lửa.
d) Người hiện đại không có nền văn hóa.
Hướng dẫn giải:
d) sai, người hiện đại có một nền văn hóa phức tạp.
a) sai, vượn người hóa thạch chưa có dáng đứng thẳng.
b) đúng
c) đúng
- Một số điểm cần lưu ý:
+ Vượn người hóa thạch: hóa thạch được tìm thấy ở Châu Phi.
+ Người vượn hóa thạch: Chuyển từ đời sống trên cây xuống ở mặt đất.
+ Người khéo léo: có dáng đứng thẳng, biết chế tác công cụ.
+ Người đứng thẳng: biết sử dụng lửa.
+ Homo Neadnerthalensis: chế tạo công cụ tinh xảo hơn và có đời sống văn hóa, có tiếng nói.
Câu 16. Xét trình tự nucleotide trên mạch mang mã gốc của 1 gene mã hóa cấu trúc nhóm enzyme Dehydrogenase:
Người: ... CGA TGT TGG GTT TGT TGG ...
Tinh tinh: ... CGT TGT TGG GTT TGT TGG ...
Grorila: ... CGT TGT TGG GTT TGT TAT ...
Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTC TGT GAT ...
Từ những thông tin trên hãy cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
b) Người và Grorila khác nhau 3 nucleotide trong đoạn polynucleotide.
c) Người và Grorila khác nhau tối đa là 2 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
d) Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
Hướng dẫn giải:
- Chọn các câu (1) (2) (4) (6) (7).
Người: ... CGA TGT TGG GTT TGT TGG ...
Tinh tinh: ... CGT TGT TGG GTT TGT TGG ...
Grorila: ... CGT TGT TGG GTT TGT TAT ...
Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTC TGT GAT ...
- Nhận xét: cần xác định rõ các bộ 3, để tránh sự nhầm lẫn, trong nội bộ 1 bộ 3 khi bị thay cặp, nếu không phải là bộ 3 kết thúc thì vẫn được mã hóa ra amino acid, do đó, dù cho khác nhau 5 hay 6 nucleotide hên đoạn gene, nhung số lượng amino acid bị thay đổi chỉ có tối đa 3 hay 4.
Đáp án cần chọn là:
a) đúng
b) sai
c) đúng
d) sai
Câu 17. Khi nói về nhân tố chi phối sự phát sinh loài người, phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn vượn người hóa thạch và người cổ
b) Ngày nay nhân tố tự nhiên vẫn còn tác động đến đời sống con người tuy nhiên không mạnh mẽ, thay vào đó là nhân tố xã hội ngày càng có vai trò quyết định hơn.
c) Nói nhân tố xã hội có vai trò quyết định trong giai đoạn sau vì về mặt cấu tạo con người đã tiến hóa ở mức siêu đẳng nhất rồi nên nhân tố sinh học dù có tác động cũng không mang lại hiệu quả
d) Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội luôn có vai trò tích cực trong quá trình phát sinh phát triển của con người.
Hướng dẫn giải:
a) đúng vì những biến đổi trên cơ thể vượn người hóa thạch (đi bằng 2 chân...) cũng như của người cổ (biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bộ não phát triển...) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị và quá trình chọn lọc tự nhiên (nhân tố sinh học)
b) đúng vì ngày nay nhân tố tự nhiên vẫn còn tác động đến đời sống con người tuy nhiên không mạnh mẽ, thay vào đó là nhân tố xã hội ngày càng có vai trò quyết định hơn.
c) sai vì về mặt cấu tạo con người đã dần hoàn thiện hơn giúp thích nghi ở mức tối đa nhất với môi trường sống nhưng chưa phải là tiến hóa ở mức siêu đẳng, hoàn thiện nhất.
d) sai vì bên cạnh sự tác động tích cực đến đời sống con người thì các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội cũng tác động xấu đến con người như:
+ Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên suy thoái
+ Dịch bệnh, tệ nạn xã hội, chiến tranh...
Câu 18. Khi nói về nhân tố tiến hóa, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Ngày nay loài người chỉ chịu tác động của nhân tố xã hội mà không chịu tác động của nhân tố tự nhiên nữa.
b) Nhờ có nhân tố tự nhiên mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên.
c) Nhờ có nhân tố xã hội mà tuổi thọ của con người ngày càng tăng cao.
d) Những biến đổi trên cơ thể của các dạng vượn người hóa thạch là kết quả tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Hướng dẫn giải:
a) sai ngày này các nhân tố sinh học vẫn tác động đối vói cơ thể con người. Nhưng xã hội loài người phát triển chủ đạo bởi nhân tố xã hội.
b) sai nhờ có nhân tố xã hội mà loài người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình.
c) đúng, với sự phát triển của khoa học công nghệ (nhân tố xã hội) con người ngày càng được hoàn thiện, tuổi thọ ngày càng được gia tăng đáng kể.
d) đúng những biến đổi trên cơ thể của các dạng vượn người hóa thạch là kết quả tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên (nhân tố sinh học).
Câu 19. Cho sơ đồ phát sinh loài người sau đây:
Dựa vào sơ đồ trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Người hiện đại là loài nằm ở nhánh cao nhất do đó mà không thể tiến hóa thành loài khác.
b) Ở nhánh thứ 3, người cổ gồm 3 đại diện.
c) Người vượn ở nhánh thứ 2 là dạng vượn người sống ở đầu kỉ Đệ Tam.
d) Hiện nay 3 nhánh đầu vần tồn tại do thích nghi được với điều kiện chọn lọc.
Hướng dẫn giải:
a) Đúng. Người hiện đại ngày nay chủ yếu chịu tác động của nhân tố xã hội, thoát khỏi sự phụ thuộc vào môi trường và có thể tác động để cải tạo môi trường do đó mà khó có thể tiến hóa thành loài nào khác.
b) Đúng, ở nhánh thứ 3 người cổ Homo gồm 3 đại diện: Homo habillis, Homo erectus, homo neanderthal.
c) Sai. Người vượn ở nhánh thứ 2 đại diện là Oxtralopitec sống ở cuối kỉ Đệ Tam.
d) Sai. Nhánh người hiện đại đã qua chọn lọc và tồn tại đến ngày nay, còn 3 nhánh khác chỉ tồn tại một thời gian sau đó bị hủy diệt chỉ còn để lại dấu tích.
Câu 1. Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa học. Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1) Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O.
(2) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.
(3) Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như amino acid, nucleotide.
(4) Sự xuất hiện của đại phân tử DNA, RNA chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.
(5) RNA là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử DNA.
Hướng dẫn giải:
- (2) sai vì trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất vô cơ có trước và chất hữu cơ có sau. Do tác động của nguồn năng lượng tự nhiên như hoạt động của núi lửa, năng lượng mặt trời, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ nên các nguyên tố nhẹ như C, N, O, H nổi nên trên bề mặt thạch quyển kết hợp thành các hợp chất vô cơ sau đó là hình thành nên các chất hữu cơ.
- (5) sai vì ngày nay, bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được đại phân tử nhân đôi đầu tiên là RNA mà không phải DNA. RNA có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme. Trong quá trình tiến hóa ban đầu, RNA được dùng làm phân tử lưu giữ thông tin di truyền sau đó chức năng này được chuyển dần cho DNA, và chức năng làm xúc tác thì chuyển dần cho protein.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 2. Cho các nhận xét sau:
(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N2 nhiều O2 và các hợp chất chứa Carbon.
(3) Trong quá trình tiến hóa DNA xuất hiện trước RNA.
(4) Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
(5) Các hạt Coacervate vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(6) Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Coacervate.
(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
Hướng dẫn giải:
Chọn các câu (2), (3), (4), (7).
- (2) sai do trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy không có O2.
- (3) sai, RNA xuất hiện trước DNA, do không đảm bảo chức năng di truyền ổn định như DNA nên sau này được thay thể bởi DNA.
- (4) sai, được hình thành trong lòng đại dương.
- (7) sai, quá trình này vẫn còn được tiếp tục, bằng chứng là quá trình hình thành loài vẫn thường xuyên xảy ra.
Về đại dương là môi trường lý tưởng:
- Đại dương tạo ra một môi trường ổn định và tránh được các tác nhân vật lý, hóa học, những nguồn năng lượng mạnh tác động tới các chất hữu cơ.
- Rơi vào trong lòng đại dương, nơi có nước bao bọc, protein có một đầu kị nước, một đầu ưa nước, lipid lại là hợp chất kị nước, do đó tạo điều kiện để 2 loại hợp chất này hợp lại với nhau, bao bọc lấy hợp chất hữu cơ bên trong hình thành lớp màng bán thấm, để thực hiện trao đổi chất có chọn lọc với môi trường ngoài.
Đáp án cần chọn là: 4
Câu 3. Người ta chia giai đoạn phát triển của trái đất thành bao nhiêu đại?
Hướng dẫn giải:
- Gồm 5 đại: Thái Cổ, Nguyên Sinh, Cổ Sinh, Trung Sinh, Tân Sinh.
Đáp án cần chọn là: 5
Câu 4. Người ta chia giai đoạn phát triển của trái đất thành bao nhiêu kỉ?
Hướng dẫn giải:
- Gồm 11 kỉ: Cambrian, Ordivician, Silurian, Devonian, Carboni-ferous, Pecmian, Trias, Jura, Cretaceous, Đệ Tam, Đệ Tứ.
Đáp án cần chọn là: 11
Câu 5. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Carboni-ferous của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
Hướng dẫn giải:
Các phát biểu đúng là (3) (4)
(1) sai, kỉ Carboni-ferous thuộc đại Cổ sinh
(2) sai, kỉ Tam Điệp thuộc đại Trung sinh
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 6. Sinh giới được tiến hóa theo bao nhiêu chiều hướng sau đây?
(1) Ngày càng đa dạng và phong phú.
(2) Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
(3) Từ trên cạn xuống dưới nước
(4) Thích nghi ngày càng hợp lý
Hướng dẫn giải:
Các phương án đúng là 1, 2, 4.
3 sai, trong lịch sử phát triển của sinh giới thì sinh vật tiến hóa theo hướng từ dưới nước lên trên cạn.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 7. Cho các sự kiện sau:
(1) Tích lũy oxygen khí quyển.
(2) Trái đất được hình thành.
(3) Phát sinh nhóm ngành động vật.
(4) Phân hóa tảo.
(5) Xuất hiện thực vật có hoa.
(6) Động vật lên cạn.
(7) Bò sát cổ ngự trị.
(8) Phát sinh thú và chim.
Có bao nhiêu sự kiện xuất hiện trong đại Nguyên Sinh?
Hướng dẫn giải:
Chỉ có (1) xuất hiện trong đại nguyên sinh.
(2) xuất hiện trong đại Thái Cổ.
(3) (4) (6) xuất hiện ở đại Cổ Sinh.
(5) (7) (8) xuất hiện ở đại Trung Sinh.
Đáp án cần chọn là: 1
Câu 8. Trong số các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tên của kỉ Carboni-ferous và Cretaceous được đặt theo tên của loại đá điển hình ở kỉ đó.
(2) Tên của kỉ Devonian và kỉ Jura được đặt theo tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc ki đó.
(3) Sự phát sinh của sinh giới luôn diễn ra một cách chậm chạp và theo sau sự phát sinh của điều kiện khí hậu địa chất.
(4) Khi trái đất mới bắt đầu hình thành, sự sống đã nảy nở.
(5) Sau khi có sự tuyệt chủng hàng loạt một số cá thể may mắn sống sót sẽ tiếp tục sinh sản tăng lên về mặt số lượng và di truyền những đặc điểm của tổ tiên cho con cháu của mình.
(6) Chim và thú được phát sinh ở kỉ Tam Điệp, đại Trung Sinh.
Hướng dẫn giải:
Người ta đặt tên cho các kỉ dựa vào tên của loại đá điển hình cho lớp đất đá nghiên cứu thời kì đó, ngoài ra còn dựa vào tên địa phương mà ở đó lần đầu tiên người ta tiến hành nghiên cứu.
+ Câu (3) sai vì sự phát sinh, phát triển của sinh giới luôn diễn ra nhanh hơn sự biến đổi chậm chạp của điều kiện khí hậụ.
+ Câu (4) sai vì khi Trái Đất mới được hình thành, sự sống chưa được hình thành, ban đầu chỉ là sự hình thành các hợp chất đơn giản, sau đó là các đại phân tử nhân đôi (RNA, DNA) tuy nhiên sự sống chỉ bắt đầu khi các đại phân tử nhân đôi này có sự tương tác với môi trường bên ngoài trong một hệ hoàn chỉnh - giọt Coacervate.
+ Câu (5) sai, sau khi điều kiện khí hậu địa chất thay đổi mạnh mẽ, đã dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật đồng thời cũng là điều kiện dẫn đến phát sinh các loài sinh vật mới có các đặc điểm mới khác xa với tổ tiên ban đầu của chúng.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 9. Cho các sự kiện sau:
(1) Ở kỷ Silurian mực nước biển dâng cao và xuất hiện thực vật có mạch.
(2) Kỷ Cambrian có sự phân hóa lớp tảo.
(3) Ở kỷ Carboni-ferous có sự xuất hiện của thực vật có hạt.
(4) Kỷ Jura là thời kỳ hưng thịnh của động vật bò sát cổ.
(5) Kỷ Cretacecous (Phấn Trắng) là thời điểm xuất hiện của thực vật có hoa.
(6) Trong đại Thái Cổ Trái Đất được hình thành.
(7) Kỷ Đệ Tứ có sự xuất hiện loài người.
(8) Ở kỷ Ordivician và Permian có quá trình băng hà.
Có bao nhiêu sự kiện đúng?
Hướng dẫn giải:
Mọi sự kiện đều đúng.
- Kỉ Carboni-ferous (Than đá), có sự xuất hiện của hạt trần, dương xỉ phát triển mạnh, lưỡng cư ngự trị và phát sinh bò sát. Điều ta thấy liên kết là than đá màu đen, hạt của các cây cũng màu đen, dương xi cũng đen, một cách đơn giản để liên kết các sự kiện với nhau.
- Kỉ Cretacecous (Phấn trắng) có sự xuất hiện của thực vật có hoa, có hoa thì có hạt phấn, vậy nên xuất hiện vào kỷ Phần trắng.
- Kỉ Jura có sự hưng thịnh của bò sát cổ
- Bảng đại địa chất nên học từ dưới lên theo trình tự phát sinh phân hóa hưng thịnh (ngự trị) suy vong (với một số loài).
Đáp án cần chọn là: 8
Câu 10. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?
(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
(3) Dáng đứng thẳng.
(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
(5) Có lồi cằm.
(6) Chi năm ngón.
Hướng dẫn giải:
- Trong các dạng người tổ tiên, cần loại trừ Homo neanderthal (người Neanđectan) vì không phải tổ tiên trực tiếp của loài người.
- Chỉ có hai đặc điểm (1) (có đời sống văn hóa và tôn giáo) và (5) (có lồi cằm) là chưa có ở nhóm người trước đó là Homo erectus.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 11. Cho các nhận xét sau về sự sai khác giữa người và vượn:
(1) Xương chậu của người nhỏ hơn xương chậu của vượn người.
(2) Bộ não của người lớn hơn vượn người.
(3) Người có lồi cằm còn vượn người thì không.
(4) Răng của người thô hơn so với vượn người.
(5) Người có dáng đi thẳng còn vượn người có dáng đi khom.
(6) Vượn người có khả năng giao tiếp đơn giản và chỉ có thể tư duy cụ thể, người có hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển, nên có khả năng tư duy trừu tượng.
(7) Lồng ngực của người rộng trước sau, còn của vượn người thì rộng trái phải.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Hướng dẫn giải:
- Chọn các câu (2), (3), (5), (6).
1. Sai, xương chậu của người lớn hơn xương chậu của vượn người, do dáng đi đúng thẳng, áp lực dồn vào trọng tâm bên dưới, nên xương chậu phải to để đỡ cho phần trọng lực đó, vượn người có dáng đi khom, nên trọng lực dồn vào 2 tay trước, xương chậu nhỏ hơn.
2. Đúng.
3. Đúng, do nhu cầu giao tiếp, ban đầu bằng những âm thanh như la, tru giống với loài động vật, tiếp theo là sự ra đời của tiếng nói, hoạt động cằm là nơi bám của các cơ lưỡi nên tiếng nói càng phát hiển thì cằm càng lồi ra.
4. Sai, vượn người ăn những thức ăn thô, cứng, ăn thực vật, nên có bộ răng thô, răng nanh phát triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn, còn người đã biết sử dụng lửa để làm chín, nên bộ răng đã bớt thô.
5. Đúng, giữa kỷ thứ ba, băng hà tràn xuống phía nam, diện tích rừng bị thu hẹp, vượn người bắt buộc phải thay đổi lối sống trên cây xuống dưới đất. Càng tiến tới nơi trống trải, dáng đi càng được cải thiện, từ leo trèo, sang đứng thẳng và giải phóng 2 chi trước.
6. Đúng, do nhu cầu giao tiếp và lao động tập thể nên tiếng nói ra đời, não bộ của người có khả năng phản ánh khách quan thực tại dưới dạng trừu tượng, hình thành nên ý thức.
7. Sai, do dáng đứng làm nên sự thay đổi này, lồng ngực của người rộng trái phải, hẹp trước sau, còn lồng ngực của vượn người rộng trước sau và hẹp trái phải.
Đáp án cần chọn là: 4
Câu 12. Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo Neanderthal, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Sống thành bộ lạc.
(2) Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
(3) Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.
(4) Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.
Hướng dẫn giải:
Chọn (3), (4).
Câu (1) sai vì người H. Neanderthal mới chỉ sống thành đàn trong hang khoảng từ 50-100 người chưa có đời sống bộ lạc.
Câu (2) sai vì người Nêanderthal mới chỉ bước đầu có nối sống văn hóa. Chỉ tới giai đoạn của người hiện đại Homo Sapiens mới có nền văn hóa phức tạp và có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 13. Cho các bằng chứng sau, có bao nhiêu bằng chứng chứng minh loài người và vượn người có chung nguồn gốc?
(1) Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, giận dữ, ... biết dùng cành cây để lấy thức ăn.
(2) Chu kỳ kinh nguyệt từ 28 - 30 ngày.
(3) Thời gian mang thai là 270 - 275 ngày.
(4) Nếp nhăn ở não người rất phát triển dẫn đến tăng cao diện tích võ não, não người có vùng cử động nói và hiểu tiếng nói.
(5) Không có đuôi.
(6) Có thể đứng thằng bằng 2 chân.
Hướng dẫn giải:
Chọn các đáp án (1), (2), (3), (4), (6).
Những bằng chứng cho thấy loài người và vượn người có chung nguồn gốc là những điểm giống nhau hay tương tự nhau trong cấu trúc, sinh lý của 2 loài.
Đáp án cần chọn là: 5
Câu 14. Cho sơ đồ và các nhận xét sau:
(1) Số (1) còn gọi là người đứng thẳng.
(2) Số (3) còn gọi là người khéo léo.
(3) Số (4) đã tuyệt chủng.
(4) Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
(5) Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay.
(6) Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp.
(7) Số (2) đã có dáng đứng thẳng và giải phóng 2 chi trước.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
Hướng dẫn giải:
Chọn các câu (a) và (b).
1. Người khéo léo.
2. Người đứng thẳng.
3. Người hiện đại.
Dựa vào đặc điểm của những loài người này mà ta có thể dễ dàng trả lời được các câu trên.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 15. Cho các nhận xét sau:
(1) Người vượn hóa thạch biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công và có dáng đứng thẳng.
(2) Người khéo léo sống thành bầy đàn, biết sử dụng công cụ bằng đá, có dáng đứng thẳng.
(3) Người đứng thẳng là loài đầu tiên biết dùng lửa.
(4) Người Neanderthanl có cùng một nguồn gốc chung với loài Homo Sapiens nhưng tiến hóa theo 2 nhánh khác nhau và hiện đã tuyệt chủng.
(5) Người hiện đại không có nền văn hóa.
(6) Người Neanderthanl đã biết chế tạo các công cụ tinh xảo như: dao, búa, rìu,... và bước đầu có đời sống văn hóa.
(7) Người vượn hóa thạch đã chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
Hướng dẫn giải:
- Chọn câu (5) và (1).
(5) sai, người hiện đại có một nền văn hóa phức tạp.
(1) sai, vượn người hóa thạch chưa có dáng đứng thẳng.
- Một số điểm cần lưu ý:
+ Vượn người hóa thạch: hóa thạch được tìm thấy ở Châu Phi.
+ Người vượn hóa thạch: Chuyển từ đời sống trên cây xuống ở mặt đất.
+ Người khéo léo: có dáng đứng thẳng, biết chế tác công cụ.
+ Người đứng thẳng: biết sử dụng lửa.
+ Homo Neadnerthalensis: chế tạo công cụ tinh xảo hơn và có đời sống văn hóa, có tiếng nói.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 16. Xét trình tự nucleotide trên mạch mang mã gốc của 1 gene mã hóa cấu trúc nhóm enzyme Dehydrogenase:
Người: ... CGA TGT TGG GTT TGT TGG ...
Tinh tinh: ... CGT TGT TGG GTT TGT TGG ...
Grorila: ... CGT TGT TGG GTT TGT TAT ...
Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTC TGT GAT ...
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?
(1) Người và tinh tinh khác nhau 1 nucleotide trong đoạn polynucleotide.
(2) Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
(3) Người và Grorila khác nhau 3 nucleotide trong đoạn polynucleotide.
(4) Người và Grorila khác nhau tối đa là 2 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
(5) Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
(6) Trong 3 loài trên, tinh tinh có họ hàng gần với người nhất.
(7) Đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
Hướng dẫn giải:
- Chọn các câu (1) (2) (4) (6) (7).
Người: ... CGA TGT TGG GTT TGT TGG ...
Tinh tinh: ... CGT TGT TGG GTT TGT TGG ...
Grorila: ... CGT TGT TGG GTT TGT TAT ...
Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTC TGT GAT ...
- Nhận xét: cần xác định rõ các bộ 3, để tránh sự nhầm lẫn, trong nội bộ 1 bộ 3 khi bị thay cặp, nếu không phải là bộ 3 kết thúc thì vẫn được mã hóa ra amino acid, do đó, dù cho khác nhau 5 hay 6 nucleotide hên đoạn gene, nhung số lượng amino acid bị thay đổi chỉ có tối đa 3 hay 4.
Đáp án cần chọn là: 5
Câu 17. Cho sơ đồ phát sinh loài người sau đây:
(1) Người hiện đại là loài nằm ở nhánh cao nhất do đó mà không thể tiến hóa thành loài khác.
(2) Loài người phát sinh qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 nhánh trong hình vẽ.
(3) Ở nhánh thứ 3, người cổ gồm 3 đại diện.
(4) Người vượn ở nhánh thứ 2 là dạng vượn người sống ở đầu kỉ Đệ Tam.
(5) Hiện nay 3 nhánh đầu vần tồn tại do thích nghi được với điều kiện chọn lọc.
(6) Tổ tiên chung của cả 4 nhánh này là một (thuộc lớp Thú).
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
Hướng dẫn giải:
(1) Đúng. Người hiện đại ngày nay chủ yếu chịu tác động của nhân tố xã hội, thoát khỏi sự phụ thuộc vào môi trường và có thể tác động để cải tạo môi trường do đó mà khó có thể tiến hóa thành loài nào khác.
(2) Đúng
(3) Đúng, ở nhánh thứ 3 người cổ Homo gồm 3 đại diện: Homo habillis, Homo erectus, homo neanderthal.
(4) Sai: Người vượn ở nhánh thứ 2 đại diện là Oxtralopitec sống ở cuối kỉ Đệ Tam.
(5) Sai: Nhánh người hiện đại đã qua chọn lọc và tồn tại đến ngày nay, còn 3 nhánh khác chỉ tồn tại một thời gian sau đó bị hủy diệt chỉ còn để lại dấu tích.
(6) Đúng: Cả 4 nhánh tiến hóa của loài Người đều xuất phát từ một tổ tiên chung thuộc bộ Linh Trưởng, lớp Thú.
Đáp án cần chọn là: 2