Tổng hợp 50+ câu hỏi Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Sinh thái học quần thể chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.
Câu 1. Khi nói về đặc điểm của quần thể sinh vật, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
b) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
c) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
d) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.
Hướng dẫn giải:
- Ta dựa vào định nghĩa của quần thể: Quần thể là tập hợp các cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
- Do đó các tổ hợp đúng phải là a, b còn các ý c, d là những đặc điểm không có ở một quần thể sinh vật.
Đáp án cần chọn là:
a) đúng
b) đúng
c) sai
d) sai
Câu 2. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Hiện tượng ăn thịt đồng loại luôn dẫn đến sự diệt vong của loài.
b) Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể thích nghi tốt hơn với môi trường,
c) Quan hệ cạnh tranh có thể xảy ra ở các quần thể thực vật.
d) Sự cạnh tranh trong quần thể chỉ xảy ra khi môi trường thiếu thức ăn.
Hướng dẫn giải:
a) sai, hiện tượng ăn thịt đồng loại không phải lúc nào cũng dẫn đến sự diệt vong của loài.
b) đúng
c) đúng
d) sai, sự cạnh tranh trong quần thể xảy ra cả khi môi trường thiếu nơi ở, điều kiện sống khắc nghiệt...
Câu 3. Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau:
Dựa vào thông tin bảng trên hãy cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển
b) Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải
c) Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt
d) Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ
Hướng dẫn giải:
Các nhận xét đúng là : a), b)
c) sai vì: thời điểm I quần thể có nhiều cá nhỏ, nếu tiếp tục đánh bắt sẽ làm ảnh hưởng tới quần thể.
d) sai vì: thời điểm III , tỷ lệ cá thể sau sinh sản cao, có nghĩa là chưa khai thác hết tiềm năng.
Câu 4. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
b) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
c) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
d) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối thiểu thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) đúng
c) sai. Kích thước của quần thể (tính theo số lượng cá thể) tỷ lệ nghịch với kích thước cá thể.
d) sai. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
Câu 5. Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa.
b) Mật độ cá thể của quần thể không đánh giá được mức độ suy vong hay phát triển của một quần thể.
c) Ở trạng thái cân bằng, mức sinh sản là cao nhất.
d) Khi mật độ giảm nhanh thì sức sinh sản tăng.
Hướng dẫn giải:
a) sai vì sức sinh sản chỉ đạt cực đại khi quần thể đang ở trạng thái cân bằng.
b) sai mật độ cá thể trong quần thể phản ánh tương quan giữa mức sinh trưởng và mức tử vong thông qua đó phản ánh mức sinh trưởng và phát triển của quần thể. Khi mật độ tăng quá cao, mức tử vong tăng và sinh sản giảm từ đó đưa quần thể về trạng thái cân bằng và ngược lại.
c) đúng
d) đúng
Câu 6. Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn.
Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết các đặc điểm dưới đây là đúng hay sai khi nói về những loài này?
a) Đường cong sống sót hình lõm.
b) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.
c) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.
d) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.
Hướng dẫn giải:
Các đặc điểm đúng là a) b).
c) sai, chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố vô sinh.
d) sai, chúng thường không có khả năng chăm sóc con non tốt.
Câu 7. Quan sát biểu đồ hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (b).
Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Trong giai đoạn đầu, hai loài này có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.
b) Sau một thời gian sống chung, ổ sinh thái của mỗi loài đều bị thu hẹp.
c) Kích thước quần thể mỗi loài tăng mạnh trong giai đoạn đầu
d) Trong giai đoạn sau, mỗi loài đều có khả năng đạt đến kích thước quần thể tối đa và không bao giờ xảy ra sự cạnh tranh.
Hướng dẫn giải:
a) đúng, trong giai đoạn đầu, hai loài có sự trùng nhau về nguồn sống, chứng tỏ hai loài có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.
b) đúng, trong giai đoạn b, ổ sinh thái mỗi loài đều bị thu hẹp.
c) sai, sự cạnh tranh có thể làm giảm sút số lượng cá thể trong quần thể mỗi loài.
d) sai, hai loài đều có thể đạt đến kích thước quần thể tối đa, gần như không cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng có thể cạnh tranh về nơi ở.
Câu 8. Khi nói về các đặt trưng cơ bản của quần thể sinh vật, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào.
b) Trong sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.
c) Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo chu kì mùa.
d) Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.
Hướng dẫn giải:
a) sai vì. Mật độ cỏ không thể tồn tại mãi theo thời gian được vì khi vượt quá kích thước quần thể sẽ dẫn đến cạnh tranh sinh học cùng loài.
b) đúng
c) sai. biến động không theo chu kì.
d) đúng
Câu 9. Khi nói về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.
b) Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.
c) Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.
d) Xảy ra ở các quần thể chim cánh cụt, dã tràng, hươu, nai.
Hướng dẫn giải:
a) đúng, các cá thể không tập hợp thành nhóm.
b) sai, phân bố đồng đều không phổ biến trong tự nhiên.
c) đúng.
d) sai vì chim cánh cụt, dã tràng phân bố đều còn hươu, nai lại phân bố theo nhóm.
Câu 10. Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc phòng hộ, chắn cát.
b) Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
c) Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
d) Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
Hướng dẫn giải:
a) đúng, người ta ứng dụng mối quan hệ hỗ trợ ở thực vật vào việc phòng hộ, chắn lũ, chắn cát, nhờ vào hiện tượng liền rễ. Hinh minh họa bên dưới:
b) đúng, người ta ứng dụng cạnh tranh để tính mật độ và khoảng cách, số lượng thích hợp trong chăn nuôi hay trồng trọt.
c) sai do các cây gỗ trong rừng có kiểu phân bố là ngẫu nhiên, chỉ vậy thôi cũng đủ để ý này là sai.
d) sai, đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với mỗi quần thể là có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
Tải toàn bộ file
Câu 1. Cho các tập hợp sinh vật sau:
(1) Những con cá cùng sống trong một con sông.
(2) Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên cây.
(3) Những con chuột cùng sống trong một đám lúa.
(4) Những con chim cùng sống trong một khu vườn.
(5) Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi.
(6) Những con cá rô phi đơn tính trong hồ.
(7) Những cây mọc ở ven bờ hồ.
(8) Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.
(9) Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối.
(10) Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao.
Có bao nhiêu tập hợp sinh vật là quần thể?
Hướng dẫn giải:
- Quần thể là tập hợp các cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
- Như vậy ta sẽ có:
+ 1 không là quần thể vì cá nói chung là nhiều loài.
+ 2 là quần thể.
+ 3 không là quần thể.
+ 4 không là quần thể vì chim nói chung như thế có thể là nhiều loài.
+ 5 là quần thể.
+ 6 không phải là quần thể vì cá rô phi đơn tính không thể tạo được đời con.
+ 7 không phải là quần thể vì cây là quá chung chung.
+ 8 là quần thể.
+ 9 là quần thể.
+ 10 là quần thể, ếch và nòng nọc của nó là cùng một loài.
Vậy có 5 tập hợp là quần thể.
Đáp án cần chọn là: 5
Câu 2. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây không thể có ở một quần thể sinh vật?
(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
(2) Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
(3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
(4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa.
(5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.
Hướng dẫn giải:
- Ta dựa vào định nghĩa của quần thể: Quần thể là tập hợp các cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
- Do đó các tổ hợp đúng phải là 1, 2, 3 còn các ý 4, 5, 6 là những đặc điểm không có ở một quần thể sinh vật.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 3. Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.
(2) Cá trắm cỏ trong ao.
(3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ.
(5) Chuột trong vườn.
(6) Bèo tấm trên mặt ao.
Có bao nhiêu tập hợp sinh vật là quần thể?
Hướng dẫn giải:
Các ví dụ là quần thể:
- Cá trắm cỏ trong ao.
- Sen trong đầm.
- Bèo tấm trên mặt ao.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 4. Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây?
(1) Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.
(2) Các cá thể chim này phải cùng một loài.
(3) Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.
(4) Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.
Hướng dẫn giải:
- Chọn (2), (3), (4)
- Câu 1 vẫn thiếu vì nếu như là 2 loài khác nhau thì cho dù có sống trong một khoảng thời gian dài thì chúng cũng không thể là một quần thể.
Câu 5. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
(1) Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn.
(2) Các cây bạch đàn mọc dày khiến khiến nhiều cây bị còi cọc và chết dần.
(3) Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên.
(4) Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
(5) Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng loài.
Hướng dẫn giải:
Các ví dụ phù hợp là 2, 4, 5.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.
(2) Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
(3) Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.
(5) Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài.
Hướng dẫn giải:
- Bảng tổng quát về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
+ Điều kiện:
Hỗ trợ | Cạnh tranh |
Xảy ra khi điều kiện sống thuận lợi, các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau để tăng cường khả năng kiếm ăn, sinh sản, chống lại kẻ thù và điều kiện bất lợi của môi trường… | Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, nguồn sống của môi trường không đáp ứng đủ nhu cầu sống của các cá thể trong quần thể, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, con cái… |
+Biểu hiện:
Hỗ trợ | Cạnh tranh | |
Thực vật | Cây liền rễ: cây sống quần tụ, các rễ nối liền nhau => sử dụng nước và muối khoáng hiệu quả, giúp cây sinh trưởng và chịu hạn tốt hơn… |
- Khi xảy ra cạnh tranh thì một số cây yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể, để duy trì mật độ hợp lý. - Ví dụ: hiện tượng tỉa thưa cành ở thực vật |
Cây mọc theo nhóm: cây sống theo nhóm biểu hiện hiệu quả nhóm, cây chịu được gió bão và hạn chế thoát hơi nước. | ||
Động vật | Hiệu quả nhóm: động vật kiếm ăn theo bầy đàn thì khả năng kiếm ăn chống lại kẻ thù sẽ cao hơn khi riêng rẽ. Ví dụ: bồ nông xếp thành hàng sẽ kiếm bắt được nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng rẽ. | Tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm: khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống kém, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh nhau làm tăng mức độ tử vong. |
Phân công hợp lý trong bầy đàn: sự phân công hợp lý công việc trong các tổ chức sống theo kiểu mẫu hệ như: ong, kiến, mối… | Kí sinh cùng loài: hiện tượng kí sinh của cá đực (Edriolychnus schmidti) trên cá thể cái để giảm sức ép về nguồn thức ăn hạn hẹp khi sống vùng nước sâu. | |
Ăn thịt đồng loại: khi quá thiếu thức ăn một số loài thường ăn trứng của chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé: ví dụ cá mập con mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. |
+ Ý nghĩa:
Hỗ trợ | Cạnh tranh |
Đảm bảo cho quần thể: - Thích nghi. - Tồn tại ổn định. - Khai thác nguồn sống tối ưu… |
- Đảm bảo cho mật độ, kích thước quần thể duy trì ở mức độ hợp lý. - Cạnh tranh là động lực của tiến hóa. |
Câu 7. Có bao nhiêu mối quan hệ trong số những mối quan hệ sau đây không phải là mối quan hệ của quần thể được phản ánh trong hình dưới đây?
(1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.
(2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.
(3) Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) nên cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.
(4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.
(5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.
Hướng dẫn giải:
Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện trong hình chính là quan hệ cạnh tranh cùng loài
1. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm. Do vậy đây là ví dụ của cạnh tranh cùng loài.
2. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng. Ví dụ này thể hiện các cá thể trong quần thể (nhóm) tận dụng được nguồn sống của môi trường và không ảnh hưởng đến nguồn sống riêng của nhau nên đây không phải cạnh tranh.
3. Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) nên đây là ví dụ cạnh tranh cùng loài. Cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.
4. Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác. Từ đó giúp các cá thể bảo vệ con trong mùa sinh sản, những cá thể có sức sống kém hơn phải di chuyển đi. Vậy đây là ví dụ cạnh tranh cùng loài.
5. Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng. Quan hệ hợp tác và phân tầng xã hội giúp cho các cá thể có công việc và nhiệm vụ và tận dụng tốt nguồn sống.
Số đáp án không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh: 2, 5
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 8. Cho các hiện tượng sau:
(1) Hai con sói đang săn một con lợn rừng.
(2) Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.
(3) Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.
(4) Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.
(5) Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.
(6) Gà ăn ngay trứng của mình sau khi vừa đẻ xong.
(7) Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.
(8) Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.
(9) Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.
Có bao nhiêu hiện tượng là quan hệ hỗ trợ?
Hướng dẫn giải:
- 1, là quan hệ cạnh tranh
- 2, hỗ trợ, di cư thành đàn giúp tránh được kẻ thù đồng thời cũng giảm sức lực khi bay.
- 3, hỗ trợ
- 4, hỗ trợ
- 5, đây là quan hệ cạnh tranh, các cây giành nhau để lấy ánh sáng.
- 6, đây là quan hệ ăn thịt đồng loại.
- 7 đây là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ nhau chống lại kẻ thù.
- 8 là mối quan hệ hỗ trợ.
- 9 là quan hệ cạnh tranh.
Vậy có 5 mối quan hệ hỗ trợ.
Đáp án cần chọn là: 5
Câu 9. Có bao nhiêu tượng sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?
(1) Tự tỉa cành ở thực vật.
(2) Ăn thịt đồng loại.
(3) Cạnh tranh sinh học cùng loài.
(4) Quan hệ cộng sinh.
(5) Ức chế cảm nhiễm.
Hướng dẫn giải:
- Các mối quan hệ 4, 5 là mối quan hệ giữa hai loài khác nhau.
- 1, 2,3 mới là đấu tranh cùng loài.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 10. Cho các hiện tượng sau:
(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.
(2) Cây sống liền rễ thành từng đám.
(3) Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.
(4) Chim di cư theo đàn.
(5) Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.
(6) Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.
Có bao nhiêu mối quan hệ được gọi là quần tụ?
Hướng dẫn giải:
- Các mối quan hệ thể hiện quần tụ là 1, 2, 4.
- 3 là quan hệ hỗ trợ nhưng không phải quần tụ.
- 5 là quan hệ cạnh tranh còn 6 là quan hệ ăn thịt đồng loại.
Đáp án cần chọn là: 3
Tải toàn bộ file