logo

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

icon_facebook

Tổng hợp 50+ câu hỏi Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.


Phần I: Đúng sai Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Câu 1. Khi nói về chu trình sinh – địa – hóa các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Trong chu trình sinh - địa - hóa có hiện tượng trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
b) Phạm vi diễn ra chu trình sinh - địa – hóa là: Hẹp hoặc toàn cầu
c) Trong chu trình carbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố carbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức dị hóa
d) Carbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng carbon monoxide (CO)

Hướng dẫn giải:

a) đúng
b) đúng
c) sai. Trong chu trình carbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố carbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức quang hóa
d) sai. Carbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng carbon dioxide (CO2)

Câu 2. Khi nói về chu trình Carbon, phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Không phải tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
b) Trong quần xã, hợp chất carbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
c) Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật.
d) Carbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp.

Hướng dẫn giải:

a) đúng, không phải tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. Một số còn lắng đọng ở trong đá nữa.
b) đúng, trong quần xã, hợp chất carbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
c) sai, không phải hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật, đã nói ở trên là một số ít còn lắng đọng trong đá.
d) đúng, chủ yếu thông qua quá trình quang hợp thì carbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã.

Câu 3. Cho sơ đồ sau mô tả một số giai đoạn của chu trình carbon trong tự nhiên, các phát biểu dưới đây về sơ đồ trên là đúng hay sai?

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ảnh 1)

a) Carbon đi vào chu trình dưới dạng carbon dioxide.
b) Carbon tách khỏi chu trình đi vào trầm tích.
c) Tất cả lượng carbon đi vào chu trình đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
d) Vật dữ 1, vật dữ 2 đã trả lại CO2 cho môi trường chỉ bằng con đường hô hấp.

Hướng dẫn giải:

a) đúng. Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 (cacbon dioxide).
b) đúng. Chu trình carbon là chu trình chất lắng đọng nên sau khi đi qua quần xã thì tách khỏi chu trình đi vào trầm tích.
c) sai. Không phải tất cả lượng carbon đi vào chu trình đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn.
d) sai. Vật dữ 1, vật dữ 2 đã trả lại CO2 cho môi trường bằng con đường hô hấp và thông qua hoạt động bài tiết chất thải.

Câu 4. Khi nói về chu trình Carbon trong tự nhiên, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Carbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất carbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
b) Carbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí carbon trong khí quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có carbon
c) Carbon trở lại môi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí carbon dioxide vào đầu khí quyển
d) Tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín

Hướng dẫn giải:

Phát biểu có nội dung không đúng là: Tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín

Câu 5. Khi nói về chu trình nitrogen, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

a) Vi khuẩn nitrate hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.
b) Để hạn chế sự thất thoát nitrogen trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
c) Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
d) Nguồn dự trữ nitrogen chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…

Hướng dẫn giải:

Các ý đúng là: b), d)
Ý a) sai vì vi khuẩn nitrate chuyển hóa NH4+ thành NO3-.
Ý c) sai vì: Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH4+ cung cấp cho cây.

Câu 6. Cho hình ảnh sau về chu trình Nitrogen, các kết luận sau đây về chu trình nitrogen trong hình là đúng hay sai?

a) Các muối của nitrogen được hình thành chủ yếu nhờ con đường vật lý và hóa học.
b) Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng muối 〖NO〗_3^-  và 〖NH〗_4^+  
c) Tác động của vi khuẩn nitrate hóa là biến đổi Nitrogen trong khí quyển từ về dạng muối 〖NO〗_3^-
d) Hình thành nitrogen bằng con đường con đường sinh học là chủ yếu.

Hướng dẫn giải:

a) sai, nitrogen được hình thành qua các con đường vật lý, hóa học, sinh học nhưng chủ yếu bằng con đường sinh học.
b) đúng. Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng muối NO3- và NH4+.
c) sai, tác động của vi khuẩn nitrate hóa là biến đổi nitrogen ở dạng NO2- về dạng NO3-.
d) đúng, nitrogen được hình thành bằng con đường sinh học là chủ yếu thông qua hoạt động của của thực vật hấp thụ và có sự tham gia của vi khuẩn cố định nitrogen.

Câu 7. Sơ đồ bên dưới mô tả một số giai đoạn của chu trình nitrogen trong thiên nhiên. Các phát biểu về sơ đồ dưới đây là đúng hay sai?

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ảnh 2)

a) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrate hóa thực hiện.
b) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrate hóa thực hiện.
c) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitrogen cung cấp cho cây sẽ giảm.
d) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định nitrogen trong đất thực hiện.

Hướng dẫn giải:

Xét chu trình Nito ta có:
a) sai: giai đoạn (a) từ NO3-  hợp chất hữu cơ chứa nitrogen do thực vật thực hiện
b) đúng: giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn vi khuẩn nitrate hóa thực hiện.
c) đúng: giai đoạn (d) từ NO3-  N2 do vi khuẩn phản nitrate hóa thực hiện, quá trình làm giảm lượng NO3- thì lượng nitrogen cung cấp cho cây giảm.
d) đúng: giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định nitrogen trong đất thực hiện.

Câu 8. Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

a) Lượng nước rơi xuống bề mặt lục địa rất ít, trong đó 2/3 lại bốc hơi đi vào khí quyển.
b) Nước mà sinh vật và con người sử dụng chỉ còn 35000km3/năm.
c) Nước là tài nguyên vô tận, con người có thể tùy ý khai thác và sử dụng.
d) Trên lục địa, nước phân bố đồng đều trong các vùng và các tháng trong năm.

Câu 9. Khi nói về chu trình sinh - địa - hoá trong tự nhiên, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
b) Carbon đi vào chu trình carbon dưới dạng carbon dioxide (CO2).
c) Trong chu trình nitrogen, thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng 〖NO〗_3^-  và 〖NH〗_4^+.
d) Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.

Hướng dẫn giải:

- a), b), c) là những phát biểu đúng.
- d) là phát biểu sai vì trong chu trình sinh địa hóa carbon vẫn có sự lắng đọng vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa.
Vậy có 3 phát biểu đúng

Câu 10. Khi nói về chu trình sinh - địa - hóa trong tự nhiên, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

a) Chu trình sinh – địa – hoá là quá trình tuần hoàn vật chất các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường. 
b) Chu trình sinh – địa – hoá diễn ra trên phạm vi toàn cầu đối với những chất khí (như carbon, oxygen, nitrogen) hoặc phạm vi hẹp đối với những chất khó trung chuyển trong không khí (như phosphorus, calcium, potassium). 
c) Trong chu trình sinh – địa – hoá, các chất hoá học được sinh vật sống hấp thụ từ môi trường, chuyển hoá và thải trở lại môi trường. 
d) Trong chu trình sinh – địa – hoá, các sinh vật sản xuất sử dụng năng lượng ánh sáng (quang hợp) hoặc năng lượng hoá học (hóa tự dưỡng), chuyển hoá các chất hữu cơ trong tự nhiên thành chất vô cơ. 

Hướng dẫn giải

a) đúng. Chu trình sinh – địa – hoá là quá trình tuần hoàn vật chất các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường. 
b) đúng. Chu trình sinh – địa – hoá diễn ra trên phạm vi toàn cầu đối với những chất khí (như carbon, oxygen, nitrogen) hoặc phạm vi hẹp đối với những chất khó trung chuyển trong không khí (như phosphorus, calcium, potassium). 
c) đúng. Trong chu trình sinh – địa – hoá, các chất hoá học được sinh vật sống hấp thụ từ môi trường, chuyển hoá và thải trở lại môi trường. 
d) sai. Trong chu trình sinh – địa – hoá, các sinh vật sản xuất sử dụng năng lượng ánh sáng (quang hợp) hoặc năng lượng hoá học (hóa tự dưỡng), chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên thành chất hữu cơ. 


Phần II: Trả lời ngắn Sinh 12 Bài 24 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Câu 1. Cho sơ đồ sau mô tả một số giai đoạn của chu trình carbon trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ảnh 3)

(1) Carbon đi vào chu trình dưới dạng carbon dioxide.
(2) Carbon tách khỏi chu trình đi vào trầm tích.
(3) Tất cả lượng carbon đi vào chu trình đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
(4) Carbon đi vào trong quần xã và cơ thể sinh vật thông qua con đường quang hợp của cây xanh là chủ yếu.
(5) Vật dữ 1, vật dữ 2 đã trả lại CO2 cho môi trường chỉ bằng con đường hô hấp.
(6) Hoạt động núi lửa, hoạt động công nghiệp đã làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyển.

Hướng dẫn giải:

(1) Đúng. Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 (cacbon dioxide).
(2) Đúng. Chu trình carbon là chu trình chất lắng đọng nên sau khi đi qua quần xã thì tách khỏi chu trình đi vào trầm tích.
(3) Sai. Không phải tất cả lượng carbon đi vào chu trình đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn.
(4) Đúng.
(5) Sai. Vật dữ 1, vật dữ 2 đã trả lại CO2 cho môi trường bằng con đường hô hấp và thông qua hoạt động bài tiết chất thải.
(6) Đúng. Lượng CO2 trong khí quyển ngày càng gia tăng do hoạt động công nghiệp đã gây rất nhiều hệ lụy như: thủng tầng ozone gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu  cần hạn chế sự gia tăng của CO2.
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 2. Cho các phát biểu sau về chu trình carbon:

(1) Carbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất carbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
(2) Carbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí carbon trong khí quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có carbon
(3) Carbon trở lại môi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí carbon dioxide vào đầu khí quyển
(4) Tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Hướng dẫn giải:

Phát biểu có nội dung không đúng là: Tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
Đáp án cần chọn là: 1

Câu 3. Khi nói về chu trình nitrogen, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Vi khuẩn nitrate hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.
(2) Để hạn chế sự thất thoát nitrogen trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
(3) Lượng nitrogen trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.
(4) Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
(5) Nguồn dự trữ nitrogen chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…

Hướng dẫn giải:

Các ý đúng là: (2),(5)
Ý (1) sai vì vi khuẩn nitrate chuyển hóa NH4+ thành NO3-.
Ý (3) sai
Ý (4) sai vì: Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH4+ cung cấp cho cây.
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 4. Cho hình ảnh sau về chu trình Nitrogen:

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ảnh 4)

(1) Các muối của nitrogen được hình thành chủ yếu nhờ con đường vật lý và hóa học.
(2) Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng muối 〖NO〗_3^-  và 〖NH〗_4^+  
(3) Tác động của vi khuẩn nitrate hóa là biến đổi Nitrogen trong khí quyển từ về dạng muối 〖NO〗_3^-
(4) Nitrogen là nguyên tố luôn hiện diện xung quanh sinh vật vì vậy nó luôn được sử dụng trực tiếp.
(5) Nitrogen được trả lại môi trường nhờ hoạt động của sinh vật nitrite hóa.
Hình thành nitrogen bằng con đường con đường sinh học là chủ yếu.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?

Hướng dẫn giải:

(1) Sai, nitrogen được hình thành qua các con đường vật lý, hóa học, sinh học nhưng chủ yếu bằng con đường sinh học.
(2) Đúng. Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng muối NO3- và NH4+.
(3) Sai, tác động của vi khuẩn nitrate hóa là biến đổi nitrogen ở dạng NO2- về dạng NO3-.
(4) Sai, nitrogen chiếm tới 80% trong khí quyển, nó luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng không được sử dụng trực tiếp, mà thực vật chỉ sử dụng dưới dạng muối NO3- và muối NH4+.
(5) Sai, nitrogen được trả lại môi trường nhờ hoạt động của sinh vật phản nitrate hóa.
(6) Đúng, nitrogen được hình thành bằng con đường sinh học là chủ yếu thông qua hoạt động của của thực vật hấp thụ và có sự tham gia của vi khuẩn cố định nitrogen.
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 5. Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitrogen trong thiên nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (ảnh 5)

(1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrate hóa thực hiện.
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrate hóa thực hiện.
(3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitrogen cung cấp cho cây sẽ giảm.
(4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định nitrogen trong đất thực hiện.

Hướng dẫn giải:

Xét chu trình Nitrogen ta có:
(1) sai: giai đoạn (a) từ NO3- => hợp chất hữu cơ chứa nitrogen do thực vật thực hiện
(2) đúng: giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn vi khuẩn nitrate hóa thực hiện.
(3) đúng: giai đoạn (d) từ NO3- => N2 do vi khuẩn phản nitrate hóa thực hiện, quá trình làm giảm lượng NO3- thì lượng nitrogen cung cấp cho cây giảm.
(4) đúng: giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định nitrogen trong đất thực hiện.
Đáp án cần chọn là: 3

Câu 6. Cho các phát biểu sau:

(1) Lượng nước rơi xuống bề mặt lục địa rất ít, trong đó 2/3 lại bốc hơi đi vào khí quyển.
(2) Nước mà sinh vật và con người sử dụng chỉ còn 35000km3/năm.
(3) Nước là tài nguyên vô tận, con người có thể tùy ý khai thác và sử dụng.
(4) Trên lục địa, nước phân bố đồng đều trong các vùng và các tháng trong năm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Hướng dẫn giải:

- Phát biểu đúng là 1 và 2.
- 3. Sai, nước giờ đây không còn là nguồn tài nguyên vô tận nữa do sự sử dụng lãng phí và bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người.
- 4. Sai, trên lục địa, nước phân bố không đồng đều. Ở nhiều vùng rộng lớn, có nhiều tháng trong năm nước không đủ cung cấp. Trong khi đó ở một số nơi khác, nguồn nước lại thừa thãi dẫn đến ô nhiễm, không thể sử dụng.
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 7. Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
(2) Carbon đi vào chu trình carbon dưới dạng carbon dioxide (CO2).
(3) Trong chu trình nitrogen, thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng 〖NO〗_3^-  và 〖NH〗_4^+.
(4) Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.

Hướng dẫn giải:

- (1), (2), (3) là những phát biểu đúng.
- (4) là phát biểu sai vì trong chu trình sinh địa hóa carbon vẫn có sự lắng đọng vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Đáp án cần chọn là: 3

Câu 8. Cho các khu sinh học (biom) sau:

(1) Hoang mạc.
(2) Vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp.
(3) Các hồ nước nông.
(4) Các rạn san hô.
Có bao nhiêu khu sinh học nghèo nhất?

Hướng dẫn giải:

- Hoang mạc và vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp là những nơi không có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật nên độ đa dạng ở đây rất ít. Một nơi thì quá nóng (hoang mạc) còn nơi kia thì quá lạnh (vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp).
- Ở hoang mạc điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, đất đai cằn cỗi nên ít có sinh vật sinh sống.
- Ở vùng nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp, ánh sáng yếu do đó thực vật ở đây ít có khả năng thích nghi. Vì thế động vật ít → hệ sinh thái nghèo nàn.
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 9. Có bao nhiêu khu sinh học dưới nước trong các khu sinh học sau?
(1) Khu sinh học nước ngọt.
(2) Khu sinh học nước mặn.
(3) Khu sinh học nước đứng.
(4) Khu sinh học nước chảy.
(5) Khu sinh học ven bờ.
(6) Khu sinh học ngoài khơi.

Hướng dẫn giải:

- Khu sinh học dưới nước bao gồm khu sinh học nước ngọt và khu sinh học nước mặn.
- Khu sinh học nước ngọt gồm nước đứng và nước chảy.
- Khu sinh học nước mặn gồm khu sinh học ven bờ và khu sinh học ngoài khơi.
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 10. Cho các biện pháp sau:

(1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm khai thác xi-măng
(2) Khai thác thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh
(3) Quản lí sử dụng đất
(4) Không khai thác, sử dụng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ sinh quyển?

Hướng dẫn giải:

Các biện pháp bảo vệ sinh quyển là:
- Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm khai thác xi-măng
- Quản lí sử dụng đất
- Không khai thác, sử dụng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
Đáp án cần chọn là: 3

Câu 11. Cho các biện pháp sau:

(1) Giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và các loài sinh vật
(2) Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái
(3) Không tiêu thụ, khai thác các sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng
(4) Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học ở các khu sinh học?

Hướng dẫn giải:

Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học ở các khu sinh học:
- Giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và các loài sinh vật
- Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái
- Không tiêu thụ, khai thác các sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng
- Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái
Đáp án cần chọn là: 4

icon-date
Xuất bản : 19/11/2024 - Cập nhật : 19/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads