Tổng hợp 50+ câu hỏi Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Sinh thái học quần xã chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.
Câu 1. Khi nói về quần xã sinh vật, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú.
b) Rừng cây ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định là một quần thể.
c) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
d) Các loài sinh vật trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang.
Hướng dẫn giải:
- a. Đúng, ở mỗi quần xã khác nhau sẽ có những loài khác nhau và tùy vào môi trường sống mà số loài và số lượng loài khác nhau. Ví dụ như ở quần xã sa mạc thì số lượng cây xương rồng sẽ nhiều hơn quần xã rừng nhiệt đới. Nguyên nhân được giải thích là do quần xã ở sa mạc phù hợp với điều kiện để phát triển cây xương rồng hơn.
- b. Sai, quần xã là tập hợp của nhiều loài khác nhau sống trong một sinh cảnh, ở đây sinh cảnh là rừng quốc gia Xuân Thùy, còn ở rừng này sẽ có nhiều loài khác nhau, ví dụ như sóc, hổ, khi... nên đây được gọi là một quần xã.
- c. Sai, quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chế với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- d. Đúng, tùy thuộc vào các môi trường khác nhau mà có sự phân hóa theo chiều thẳng đứng hay theo chiều ngang khác nhau. Mục đích của sự phân hóa này là giảm khả năng cạnh tranh của các loài, giúp tận dụng nguồn sống một cách tối đa nhất.
Câu 2. Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Các quần xã sinh vật khác nhau có độ đa dạng khác nhau.
b) Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.
c) Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
d) Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.
Hướng dẫn giải
a) đúng
b) đúng
c) sai vì: quần xã có độ đa dạng cao phải có số lượng loài cao và các số cá thể của mỗi loài cũng cao.
d) sai vì: quần xã có độ đa dạng cao thì ổn định, độ đa dạng thấp thì quần xã suy thoái.
Câu 3. Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, các kết luận sau đây là đúng hay sai?
a) Độ đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
b) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
c) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
d) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Hướng dẫn giải:
a) sai. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
b) đúng
c) sai vì: Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng ổn định.
d) đúng
Câu 4. Các nhận xét dưới đây về cấu trúc không gian của quần thể là đúng hay sai?
a) Các tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới thường phân thành 5 tầng.
b) Trong tự nhiên, sự phân bố cá thể theo chiêu dọc thường ưu thế hơn so với chiều ngang.
c) Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
d) Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.
Hướng dẫn giải:
a) Sai, được chia thành 4 tầng: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng gỗ dưới tán và tầng gỗ đưới cùng.
b) Sai, tùy theo nhu cầu sống của từng loài, mà quần xã có những sự phân tầng khác nhau, không có sự ưu thế.
c) Đúng, vì thực vật đóng vai trò trong một chuỗi thức ăn, thực vật phân tầng kéo theo sự phân tầng của động vật.
d) Đúng
Câu 5. Khi nói về độ đa dạng của quần xã, các kết luận dưới đây là đúng hay sai?
a) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng đễ bị thay đổi.
b) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
c) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng đần.
d) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Hướng dẫn giải:
a) Sai, quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng ổn định (càng khó thay đổi) chứ không phải dễ thay đổi.
b) Đúng, độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi môi trường có điều kiện thuận lợi (nguồn sống thỏa mãn, điều kiện khí hậu thích hợp...) thì quần xã sẽ có nhiều loài sinh vật hơn. Còn khi điều kiện không thuận lợi, các loài trong quần xã sẽ tranh giành với nhau nên loài nào không cạnh tranh được, sẽ có số lượng giảm dần, từ đó độ đa dạng của quần xã giảm xuống.
c) Đúng, quá trình diễn thế nguyên sinh xảy ra ở một môi trường chưa có quần xã sinh vật nào, chính vì thế, khi điễn thế nguyên sinh càng phát triển, thì độ đa dạng của quần xã sẽ càng cao.
d) Đúng, độ đa dạng quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có càng nhiều loài sinh vật thì chúng sẽ cạnh tranh với nhau rất gay gắt, từ đó dẫn đến sự phân li ổ sinh thái diễn ra mạnh hơn.
Như vậy có tất cả 3 phát biểu đúng.
Câu 6. Khi nói về thành phần loài trong quần xã, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
b) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
c) Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
d) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Hướng dẫn giải:
- Các ý đúng là b, d.
+ Loài ưu thế: có tần số xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, có vai trò quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
+ Loài thứ yếu: có vai trò thay thế loài ưu thế khi nhóm loài này bị diệt vong.
+ Loài ngẫu nhiên: có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
* Trong quần xã người ta lại phân ra làm 2 nhóm loài:
+ Loài chủ chốt: gồm một vài loại (vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
+ Loài đặc trưng: chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Câu 7. Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn
b) Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vaath thù sinh vật sản xuất có khối sinh lớn nhất
c) Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
d) Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hoặc suy thoái
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) sai
Câu 8. Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn.
Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai khi xác định các mối quan hệ (a), (b), (c), (d) giữa từng cặp loài sinh vật?
a) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
b) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
c) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh).
d) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) đúng
Câu 9. Khi nói về ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
b) Không gây ô nhiễm môi trường.
c) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết.
d) Nhanh chóng dấp tắt tất cả các loại bệnh dịch.
Hướng dẫn giải:
a) đúng
b) đúng
c) sai
d) sai
Câu 10. Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên.
Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
b) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
c) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
d) Loài B có thường xu hướng tiêu diệt loài A.
Hướng dẫn giải:
a) sai vì mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ dinh dưỡng: Loài A là con mồi, loài B là vật ăn thịt.
b) sai vì loài A là con mồi thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn loài B.
c) đúng, trong quan hệ con mồi, vật ăn thịt, sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
d) đúng, loài B có thường xu hướng tiêu diệt loài A để làm thức ăn.
Tải toàn bộ file
Câu 1. Cho các nhóm sinh vật sau:
(1) Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn
(2) Cây tràm trong quần xã rừng U Minh
(3) Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ
(4) Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ
(5) Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới
Bao nhiêu sinh vật thuộc loài ưu thế?
Hướng dẫn giải:
Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường.
Quần xã đồng cỏ có bò rừng là loài ưu thế trong quần xã đồng cỏ ở Bắc Mĩ vì nó ảnh hưởng đến sự phát tiển của các loài cỏ trong quần xã .
Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh, lim là loài đặc trưng trong quần xã rừng lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Cây lau là loài thường gặp trong quần xã rừng mưa nhiệt đới
Vậy 1 và 3 đúng
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 2. Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Kĩ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?
(1) Tận dụng diện tích ao nuôi.
(2) Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất.
(3) Tận dụng nguồn sống của môi trường.
(4) Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loại cá trong ao.
Hướng dẫn giải:
Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau, kĩ thuật này đem lại các lợi ích:
(1) Tận dụng diện tích ao nuôi.
(2) Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất.
(3) Tận dụng nguồn sống của môi trường.
Ý (4) sai, không thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loại cá trong ao.
Câu 3. Cho các nhận xét sau:
(1) Các tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới thường phân thành 5 tầng.
(2) Trong tự nhiên, sự phân bố cá thể theo chiêu dọc thường ưu thế hơn so với chiều ngang.
(3) Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
(4) Phân bố từ đỉnh núi, sườn núi, tới chân núi là sự phân bố theo chiều dọc.
(5) Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.
Có bao nhận xét đúng khi nói về quần xã sinh vật?
Hướng dẫn giải:
Chọn các nhận xét (3), (5).
(1) Sai, được chia thành 4 tầng: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng gỗ dưới tán và tầng gỗ đưới cùng.
(2) Sai, tùy theo nhu cầu sống của từng loài, mà quần xã có những sự phân tầng khác nhau, không có sự ưu thế.
(3) Đúng, vì thực vật đóng vai trò trong một chuỗi thức ăn, thực vật phân tầng kéo theo sự phân tầng của động vật.
(4) Sai, theo 1 hệ quy chiếu nhất định, đối với núi là một hệ quy chiếu, thì sự tập trung trên một mặt phẳng của hệ quy chiếu là sự phân bố theo chiều ngang.
Câu 4. Cho các dạng sinh vật sau:
(1) Những con ếch sống trong các ao, hồ.
(2) Một đám ruộng lúa.
(3) Một ao cá nước ngọt.
(4) Những loài sinh vật cùng sống trong một vườn bách thú.
(5) Những loài sinh vật cùng sống trên một cây đại thụ.
(6) Các loài sinh vật sống trong sa mạc.
(7) Những cây phong lan được chăm sóc trong một vườn phong lan rộng lớn ở Đà Lạt.
(8) Các loài sinh vật sống trong một cái ao và trên bờ ao.
(9) Các loài sinh vật trong con sông Hồng.
Có bao nhiêu dạng sinh vật là quần xã?
Hướng dẫn giải:
Ta dựa vào định nghĩa của quần xã sinh vật. Khi đó ta sẽ có các dạng sinh vật là quần xã là 2,3,5,8.
Đáp án cần chọn là: 4
Câu 5. Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng đễ bị thay đổi.
(2) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
(3) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng đần.
(4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Hướng dẫn giải:
(1) Sai, quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng ổn định (càng khó thay đổi) chứ không phải dễ thay đổi.
(2) Đúng, độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi môi trường có điều kiện thuận lợi (nguồn sống thỏa mãn, điều kiện khí hậu thích hợp...) thì quần xã sẽ có nhiều loài sinh vật hơn. Còn khi điều kiện không thuận lợi, các loài trong quần xã sẽ tranh giành với nhau nên loài nào không cạnh tranh được, sẽ có số lượng giảm dần, từ đó độ đa dạng của quần xã giảm xuống.
(3) Đúng, quá trình diễn thế nguyên sinh xảy ra ở một môi trường chưa có quần xã sinh vật nào, chính vì thế, khi điễn thế nguyên sinh càng phát triển, thì độ đa dạng của quần xã sẽ càng cao.
(4) Đúng, độ đa dạng quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có càng nhiều loài sinh vật thì chúng sẽ cạnh tranh với nhau rất gay gắt, từ đó dẫn đến sự phân li ổ sinh thái diễn ra mạnh hơn.
Như vậy có tất cả 3 phát biểu đúng.
Câu 6. Cho các nhóm sinh vật sau đây:
(1) Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn
(2) Cây tràm trong rừng xã quần U Minh
(3) Bò rừng Bizong sống trong các đồng cỏ ở Bắc Mĩ
(4) Cây cọ trong vùng đồi Vĩnh Phú
(5) Cây Lim trong quần xã rừng Lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
(6) Cây lau, lách thường gặp trong các quần xã mưa nhiệt đới
Có bao nhiêu dạng sinh vật là loài đặc trưng?
Hướng dẫn giải:
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó nên xét theo tiêu chí đó thì các dạng sinh vật đúng là 2, 4, 5.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.
(2) Loài ngẫu nhiên có vai trò thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.
(3) Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
(4) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
(5) Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
(6) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Hướng dẫn giải:
- Các ý đúng là 4, 6.
+ Loài ưu thế: có tần số xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, có vai trò quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
+ Loài thứ yếu: có vai trò thay thế loài ưu thế khi nhóm loài này bị diệt vong.
+ Loài ngẫu nhiên: có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
* Trong quần xã người ta lại phân ra làm 2 nhóm loài:
+ Loài chủ chốt: gồm một vài loại (vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
+ Loài đặc trưng: chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Đáp án cần chọn là: 2
Câu 8. Cho các dạng sinh vật sau:
(1) Một tổ kiến càng.
(2) Một đồng cỏ.
(3) Một ao nuôi cá nước ngọt.
(4) Một thân cây đổ lâu năm.
(5) Các loài hổ khác nhau trong một thảo cầm viên.
Có bao nhiêu sinh vật được coi là quần xã sinh vật?
Hướng dẫn giải:
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định.
- Chú ý phải là các loài khác nhau, không thể cùng một loài nên chỉ có 3 trường hợp đúng đó là 2,3,4.
Đáp án cần chọn là: 3
Câu 9. Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã có các nội dung sau:
(1) Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn
(2) Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vaath thù sinh vật sản xuất có khối sinh lớn nhất
(3) Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
(4) Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hoặc suy thoái
(5) Chuỗi thức ăn trên cạn thường có nhiều bậc dinh dưỡng hơn chuỗi thức ăn ở dưới nước
Có bao nhiêu nội dung đúng?
Hướng dẫn giải:
Các ý đúng là:1, 2, 3, 5
Đáp án cần chọn là: 4
Câu 10. Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi?
(1) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng
(4) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn
(5) Cá ép sống bám trên cá lớn.
Hướng dẫn giải:
1. Cả 2 loài đều không được lợi (ức chế cảm nhiễm)
2. Tầm gửi được lợi, còn cây thân gỗ không (ký sinh)
3. Cây phong lan được lợi, cây gỗ không được lợi (hội sinh)
4. Cây nắp ấm được lợi, ruồi bất lợi (sinh vật này ăn sinh vật khác)
5. Cá ép được lợi, cá lớn không được lợi (hội sinh)
Vậy số ý đúng là: 2,3,4,5
Đáp án cần chọn là: 4
Tải toàn bộ file