logo

Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

icon_facebook

Tổng hợp 20+ câu hỏi Đúng sai trả lời ngắn Sinh 12 Môi trường sống và các nhân tố sinh thái chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.


Phần I: Đúng sai Sinh 12 Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Câu 1. Các phát biểu sau về các nhân tố sinh thái là đúng hay sai?

a) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.
b) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.
c) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.
d) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

Hướng dẫn giải:

Các phát biểu đúng là: (1) (3) (4)
2 sai do nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
Nhân tố sinh học (sinh vật) được xếp vào nhóm nhân tố hữu sinh

Câu 2. Khi nói về giới hạn sinh thái, các phát biểu sau là đúng hay sai?

a) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
b) Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp.
c) Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.
d) Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.

Hướng dẫn giải:

a) sai vì giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
b) đúng
c) đúng
d) sai vì loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái rộng hơn đối với loài có họ hàng gần sống ở vùng gần xích đạo.

Câu 3. Những nội dung sau đây là đúng hay sai khi nói về tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật?

a) Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
b) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
c) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.
d) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.

Hướng dẫn giải:

a) đúng: Các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
b) đúng: Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn. Ví dụ: Cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt.
c) sai: Thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: Cây xanh quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 200C - 300C, 00C thì ngừng quang hợp.
d) sai: Động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì khi nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn.

Câu 4. Khi nói về ổ sinh thái, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Ổ sinh thái của một loài là "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
b) Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
c) Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
d) Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

Hướng dẫn giải:

a) đúng
b) đúng
c) sai vì các loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh có thể  có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau
d) sai vì các loài chim sống cùng trên 1 cây có thể có ổ sinh thái khác nhau nên ổ sinh thái dinh dưỡng là khác nhau.

Câu 5. Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,6°C. Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong  năm thấp hơn miền nam là 4,8°C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày. 
Dựa vào các thông tin đã cho ở trên hãy cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?

a) Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 °C/ngày
b) Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6°C
c) Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 °C
d) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ.

Hướng dẫn giải:

Đặt lượng nhiệt trung bình miền Nam là x
→ Lượng nhiệt trung bình miền Bắc là x – 4,8
Tổng lượng nhiệt mà sâu cần trong toàn bộ chu trình phát triển là :
    56.(x – 9,6) = 80.(x – 4,8 – 9,6)
Giải ra, x = 25,6
Vậy nhiệt độ trung bình miền Nam là 25,6oC
Nhiệt độ trung bình miền Bắc là 20,8oC
a) Tổng nhiệt hữu hiệu  là : (25,6 – 9,6)x56 = 896oC
b) sai
c) đúng
d) số thế hệ sâu trung bình ở miền Bắc là 365/80 = 5 thế hệ

Đáp án cần chọn là: 
a) đúng
b) sai
c) đúng
d) sai

Câu 6. Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Trong khoảng chống chịu, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.
b) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
c) Trong khoảng thuận lợi, nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
d) Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.

Hướng dẫn giải:

a) đúng
b) sai, các loài khác nhau có giới hạn sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
c) sai, trong khoảng thuận lợi các hoạt động sinh lí của sinh vật diễn ra tốt nhất.
d) đúng.
Đáp án cần chọn là: 
a) đúng
b) sai
c) sai
d) đúng

Câu 7. Các phát biểu sau đây về ổ sinh thái của các loài là đúng hay sai?

a) Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống còn nơi ở chỉ nơi cư trú.
b) Chim ăn sâu và chim ăn hạt sống trên cùng một cây thì có cùng nơi ở nhưng ổ sinh thái khác nhau.
c) Cạnh tranh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các ổ sinh thái.
d) Nhờ có sự phân hoá ổ sinh thái nên giảm bớt sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.

Hướng dẫn giải:

Ổ sinh thái là khoảng không gian sinh thái mà tại đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại và phát triển
Nơi ở = ổ sinh thái (thể hiện cách sống của loài)
→ a, b đúng
c, d đúng, cạnh tranh → phân ly ổ sinh thái, ngược lại phân ly ổ sinh thái → giảm cạnh tranh

Đáp án cần chọn là: 
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) đúng

Câu 8. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Biến đổi hình thái và sự phân bố.
b) Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.
c) Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.
d) Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.

Hướng dẫn giải:

a) Biến đổi hình thái và sự phân bố của sinh vật: cây xương rồng sống ở sa mạc có gai là biến dạng của lá nhằm hạn chế thoát hơi nước.
b) Tăng tốc độ các quá trình sinh lý. Ở ruồi giấm chu kì sống là 17 ngày đêm ở nhiệt độ 180C , và rút ngắn còn 10 ngày ở 250C. 
c) Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng: Cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ 200C - 300C, 00C thì ngừng quang hợp.
d) Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: Ở 150C mọt bột sẽ ăn nhiều hơn và ngừng ăn ở 80C 

Đáp án cần chọn là: 

a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) đúng

Câu 9. Khi nói về giới hạn sinh thái, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một hay một số nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
b) Loài có mức độ tiến hóa càng cao thì khả năng phân bố càng rộng vì giới hạn sinh thái hẹp.
c) Nhìn chung cây ở vùng nhiệt đới hẹp nhiệt hơn cây ở vùng ôn đới.
d) Ngoài khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái sinh vật vẫn có thể tồn tại.

Hướng dẫn giải:

a) sai, giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. 
b) sai vì giới hạn sinh thái khi ấy sẽ rộng chứ không hẹp đâu.
c) đúng do nhiệt độ vùng ôn đới biến động cao hơn.
d) đúng vì vẫn còn khoảng chống chịu.
Đáp án cần chọn là: 
a) sai
b) sai 
c) đúng 
d) đúng 

Câu 10. Khi nói các nhân tố sinh thái, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
b) Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
c) Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.
d) Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.

Hướng dẫn giải:

a) đúng theo định nghĩa.
b) đúng.
c) sai vì nấm là nhân tố hữu sinh.
d) sai vì giới hạn sinh thái của sinh vật càng hẹp thì sinh vật phân bố càng hẹp.
Đáp án cần chọn là:
a) đúng 
b) đúng
c) sai 
d) sai 

Tải toàn bộ File

Embed Google Docs with Download Options

Phần II: Trả lời ngắn Sinh 12 Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Câu 1. Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1) Lớp lá rụng nền rừng
(2) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
(3) Đất
(4) Hơi ấm
(5) Chim làm tổ trên cây
(6) Gió
(7) Nước biển
(8) Con người
Có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

Hướng dẫn giải:

Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6), (7)
Đáp án cần chọn là: 5 

Câu 2. Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1) Lớp lá rụng nền rừng
(2) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
(3) Đất
(4) Hơi ấm
(5) Chim làm tổ trên cây
(6) Gió
(7) Nước biển
(8) Con người
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố hữu sinh?

Hướng dẫn giải:

Các yếu tố hữu sinh là: (2), (5), (8)
Đáp án cần chọn là: 3

Câu 3. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái?

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.
(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.
(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

Hướng dẫn giải:

Các phát biểu đúng là: (1) (3) (4)
2 sai do nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
Nhân tố sinh học (sinh vật) được xếp vào nhóm nhân tố hữu sinh
Đáp án cần chọn là: D 

Câu 4. Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là:

(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
(2) Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp.
(3) Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.
(4) Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.
(5) Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.
(6) Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Hướng dẫn giải:

- Chọn (2), (3), (5).
- Câu (1) sai vì giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
- Câu (4) sai vì những loài có giới hạn sinh thái càng rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố càng rộng.
- Câu (6) sai vì loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái rộng hơn đối với loài có họ hàng gần sống ở vùng gần xích đạo.
Lưu ý: Câu 5 đúng vì: xác định giới hạn sinh thái của mỗi loài về từng nhân tố sinh thái nhằm điều chỉnh giá trị sinh thái của từng giống vật nuôi cây trồng sao cho thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng khi di nhập từ vùng này sang vùng khác.
Đáp án cần chọn là: 3

Câu 5. Cho các nội dung sau:

(1) Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
(2) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
(3) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.
(4) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.
(5) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.
Có bao nhiêu nội dung đúng?

Hướng dẫn giải:

1. Đúng: Các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
2. Đúng: Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn. Ví dụ: Cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt.
3. Sai: Thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: Cây xanh quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 200C - 300C, 00C thì ngừng quang hợp.
4. Sai: Động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì khi nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn.
Ví dụ: Trong những đợt rét đậm, rét hại ở nước ta, ếch nhái chết hàng loạt.
5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn cũng như tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: Ở 150C mọt bột sẽ ăn nhiều hơn và ngừng ăn ở 80C. 
Đáp án cần chọn là: 2

Câu 6. Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Giới hạn trên về nhiệt độ ở cá Rô Phi là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: 42oC

Câu 7. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Ổ sinh thái của một loài là "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
(2) Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
(3) Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
(4) Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

Hướng dẫn giải:

Ý 3 sai vì các loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh có thể  có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau
Ý 4 sai vì các loài chim sống cùng trên 1 cây có thể có ổ sinh thái khác nhau nên ổ sinh thái dinh dưỡng là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: 2 

Câu 8. Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.

Hướng dẫn giải:

Con người ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động: (1), (3), (4)
Đáp án cần chọn là: 3 

Câu 9. Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,6°C. Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong  năm thấp hơn miền nam là 4,8°C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày. Tính tổng nhiệt hữu hiệu của sâu?

Hướng dẫn giải:

Đặt lượng nhiệt trung bình miền Nam là x
→ Lượng nhiệt trung bình miền Bắc là x – 4,8
Tổng lượng nhiệt mà sâu cần trong toàn bộ chu trình phát triển là :
    56.(x – 9,6) = 80.(x – 4,8 – 9,6)
Giải ra, x = 25,6
Vậy nhiệt độ trung bình miền Nam là 25,6oC
Nhiệt độ trung bình miền Bắc là 20,8oC
Tổng nhiệt hữu hiệu  là : (25,6 – 9,6) x 56 = 896oC
Đáp án cần chọn là: 896oC  

Câu 10. Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,6°C. Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong  năm thấp hơn miền nam là 4,8°C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày. Xác định nhiệt độ trung bình của miền Nam?

Hướng dẫn giải:

Đặt lượng nhiệt trung bình miền Nam là x
→ Lượng nhiệt trung bình miền Bắc là x – 4,8
Tổng lượng nhiệt mà sâu cần trong toàn bộ chu trình phát triển là :
    56.(x – 9,6) = 80.(x – 4,8 – 9,6)
Giải ra, x = 25,6
Vậy nhiệt độ trung bình miền Nam là 25,6oC
Đáp án cần chọn là: 25,6oC 

Tải toàn bộ File

Embed Google Docs with Download Options
icon-date
Xuất bản : 18/11/2024 - Cập nhật : 18/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads