Câu hỏi: Dựa trên kết quả phân tích những giá trị cốt lõi hiện có, nhà trường thu thập ý kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường, cùng thảo luận và xác định công việc nào?
Lời giải:
Thiết lập các giá trị phù hợp trong bối cảnh mới.
* Đổi mới phương pháp dạy học trong Nhà trường
Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Để khắc phục những yếu kém đang tồn tại ở bậc giáo dục phổ thông; để theo kịp, hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới thì giáo dục phổ thông phải không ngừng cải cách, đổi mới. Cả nước đang quyết liệt thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, xem đó chính là điểm hội tụ của những đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, là điều tất yếu khách quan, là chìa khóa để phát triển xã hội. Công việc chuẩn bị cho công tác triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và thay sách giáo khoa đang được gấp rút thực hiện trong toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên chương trình giáo dục phổ thông mới có đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ nhà giáo – những người được xem là linh hồn của ngành giáo dục.
Chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường về số lượng và chất lượng đồng thời nâng cao trình độ đào tạo ở các cấp. Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp và khung năng lực giáo viên. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Rà soát nhu cầu sử dụng giáo viên tại các địa phương và nhu cầu tuyền dụng cán bộ vào công tác quản lý giáo dục. Nâng cao năng lực ngoại ngữ, có tiêu chí đánh giá, phân loại về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm.
* Công tác thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
Các văn bản quy phạm pháp luật, hàng năm Bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác thanh tra năm học, hướng dẫn một số nội dung thanh tra chuyên đê, các văn bản về tổ chức, hoạt động khác. Việc tập huấn cho thanh tra các Sở, trường được tổ chức hàng năm với nhiều nội dung khác nhau; việc tổng kết công tác và triển khai nhiệm vụ thanh tra năm học được duy trì hàng năm, có chất lượng.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; thực hiện chỉ tiêu biên chế, số lượng và việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục theo quy định; quy hoạch, săp xếp lại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn; thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo.
>>> Tham khảo: