logo

Nhà trường tiểu học B (trong ví dụ minh họa) đã thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện như thế nào?

Câu hỏi: Nhà trường tiểu học B (trong ví dụ minh họa) đã thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện như thế nào?

A. Lồng ghép vào kế hoạch giáo dục nhà trường, lồng ghép trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường 

B. Lồng ghép vào các hoạt động giảng dạy

C. Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

D. Lồng ghép vào kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch GV

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Lồng ghép vào kế hoạch giáo dục nhà trường, lồng ghép trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường 

Nhà trường tiểu học B đã thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện bằng cách lồng ghép vào kế hoạch giáo dục nhà trường, lồng ghép trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường 

* Vai trò của văn hóa nhà trường

Văn hoá nhà trường (VHNT) là tổng hoà các yếu tố văn hoá vật chất, tinh thần trong một không gian và thời gian xác định, gắn với đặc thù của hoạt động sư phạm, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của nhà trường, được sáng tạo và phát triển bởi các thành viên trong nhà trường, được các thành viên thừa nhận và làm theo, có tác dụng định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của các thành viên trong nhà trường tạo cho nhà trường sự khác biệt. Đó không chỉ là nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị văn hóa tiến bộ, tích cực mà còn như liều “vaccine” kháng thể, là "rào chắn" bằng chính chất liệu văn hóa của nhà trường để phòng ngừa, hạn chế những yếu tố phản văn hóa thâm nhập vào nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường. Hiện nay, văn hóa là vấn đề nhạy cảm với mỗi quốc gia, dân tộc và với mỗi cá nhân, thì vai trò của VHNTlại càng trở nên hết sức quan trọng, có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của giảng viên, là yếu tố lan tỏa khắp nhà trường và khó xác định. Freiberg mô tả VHNT như không khí mà chúng ta thở. Không ai nhận ra nó cho đến khi nó bị ô nhiễm.

Văn hóa nhà trường có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường. Khi nhà trường có văn hóa tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ, phương pháp dạy - học có sự đổi mới, cải cách chương trình thành công và sử dụng số liệu về người học một cách có hiệu quả. Ở những nhà trường như vậy, người dạy và người học đều phát triển, khẳng định được uy tín của nhà trường đối với xã hội.

Nhà trường tiểu học B (trong ví dụ minh họa) đã thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện như thế nào?

Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc. Động lực sư phạm được hình thành bởi nhiều thành tố, trong đó văn hóa là một động lực vô hình có sức mạnh tiềm tàng và nổi trội hơn các biện pháp khác. VHNT giúp các thành viên nhận thức rõ mục tiêu, định hướng và mục đích công việc mình làm. VHNT phù hợp, tiến bộ sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể sư phạm, giữa người dạy và người học; hình thành môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh. Đây là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.

Văn hóa nhà trường với chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường. VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện. Nó tác động trực tiếp đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy- học. VHNT có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng thương hiệu nhà trường, bởi lẽ, tính văn hóa là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào.

Văn hóa nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Đồng thời hỗ trợ, điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ trong nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý và đội ngũ giảng viên hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

Văn hóa nhà trường giúp các thành viên trong nhà trường thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động... Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của nhà trường. Nó hạn chế những nguy cơ, mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

>>> Tham khảo: 

Trắc nghiệm: Module 6 tiểu học có đáp án

Trắc nghiệm: Sản phẩm cuối khóa Module 6 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022