Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều
Sân gạch tường hoa người quét lại
Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu.
Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà, dọn cửa, rửa ban thờ.
Nay là hăm tám tết rồi đây
(Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)
Sắm sửa đồ lề về việc tết
Mẹ tôi đi buổi chợ hôm nay…
…
Giết lợn, đồ xôi, lại giết gà
Cỗ bàn xong cả từ hôm qua
Suốt đêm giao thừa mẹ thôi thức
Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba.
Mẹ tôi gọi cả các em tôi
Đến bên mà dặn: “Sáng ngày mai
Các con phải dậy sao cho sớm
Đầu năm năm mới phải lanh trai.
Mặc quần mặc áo lên trên nhà
Thắp hương thắp nến lễ ông bà
Chớ có cãi nhau, chớ có quấy
Đánh đổ, đánh vỡ như người ta”…
(Tết của mẹ tôi, Nguyễn Bính, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, H.1998)
Câu 1: Tác giả của đoạn trích trên là ai?
A. Nguyễn Bính
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Chu Văn An
D. Hồ Xuân Hương
Câu 2: Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
A. 5 chữ
B. 7 chữ
C. Tự do
D. 4 chữ
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là:
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
Câu 4: Câu thơ: "(Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)" có tác dụng gì?
A. Không có nghĩa
B. Để miêu tả cho câu thơ phía dưới
C. Để kể về hoạt động của mẹ
D. Để giải thích nghĩa cho câu thơ trên
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính (Trắc nghiệm)
Câu 1: A. Nguyễn Bính
Câu 2: C. Tự do => Dựa vào số chữ trong một câu
Câu 3: B. Biểu cảm => Thể hiện tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình
Câu 4: D. Để giải thích nghĩa cho câu thơ trên => Nay là hăm tám tết rồi đây/ (Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong trích đoạn thơ là ai?
Câu 2. Câu thơ “Sân gạch tường hoa người quét lại” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3. Hãy nêu nội dung chính của trích đoạn thơ trên.
Câu 4. Hãy nhận xét về vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ trong trích đoạn thơ.
Câu 5. Theo anh/chị, lời dặn dò của người mẹ với các con về việc phải làm trong “sáng ngày mai” (mùng Một): “Mặc quần mặc áo lên trên nhà/ Thắp hương thắp nến lễ ông bà” còn ý nghĩa trong thời đại ngày nay hay không? Vì sao?
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính (Tự luận)
Câu 1:
- Nhân vật trữ tình trong trích đoạn thơ là "tôi" - ở đây cũng là chính tác giả
Câu 2:
- Câu thơ “Sân gạch tường hoa người quét lại” sử dụng biện pháp tu từ: Đảo ngữ
Câu 3:
- Nội dung chính của trích đoạn thơ trên là kể về những hoạt động của người mẹ diễn ra mỗi khi dịp Tết đến
Câu 4:
- Thông qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được người mẹ của tác giả là một người tần tảo, chăm lo chu toàn cho tất cả mọi việc trong gia đình. Bà còn là một người khéo léo khi có thể tự mình làm được nhiều món ăn ngon và dặn dò con cái của mình những việc phải tránh trong dịp Tết
Câu 5:
- Lời dặn dò của người mẹ với các con về việc phải làm trong “sáng ngày mai” (mùng Một): “Mặc quần mặc áo lên trên nhà/ Thắp hương thắp nến lễ ông bà” vẫn còn giá trị ý nghĩa trong thời đại ngày nay. Bởi vì đó là những điều mà ông cha ta từ xa xưa truyền lại, mong có một năm mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm. Cũng như đó là một nét đẹp văn hóa của chúng ta mà cần phải giữ gìn để thể hiện sự hiếu thảo của thế hệ sau đối với thế hệ trước.