Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Thương nhớ mưa ngâu trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tháng bảy mùa ngâu
Bố mẹ đội mưa bì bõm
Băng qua những bọt bong bóng nước rơi
vỡ trên đường
Băng qua những tiếng còi xe inh ỏi
Băng qua giông
Băng qua gió
Mẹ giữ chặt chiếc túi
Trong đó là những đồng tiền bố mẹ chắt chiu
dành dụm cả năm
Giờ đổi lấy tiền “đô”, dành cho con du học.
Những đồng tiền khó nhọc
Những đồng tiền với đơn vị tính…
thương yêu.
Khoản này cho con mua sách
Khoản này cho con lúc trái gió trở giời
Phải phòng thân con nhé
Rồi “sảy nhà” sẽ lắm nỗi gian truân…
Bố mẹ ơi
Nước mắt con đầy vơi…
Thương bố mẹ chưa ngày nào đáp trả
Dẫu khó khăn bố mẹ không khi nào ca cẩm
Về “món nợ học hành” trĩu nặng trong tim.
Con ước mơ mình như cánh chim
Sải đôi cánh trên bầu trời cao rộng
Núi cao
Gió lộng
Chẳng hề chi.
Nhưng một ngày kia
Nhìn đôi bàn tay bé nhỏ
Thấy trong lòng tay những đồng tiền biết nói
Về nơi bắt đầu và nơi đã ra đi.
Những đồng tiền ướt mưa
Mẹ đã nắm chặt qua tháng ngày giông gió
Nhắc con về những yêu thương gian khó
Bố mẹ nhọc nhằn dành dụm sớm khuya.
Và con hiểu
Nhìn xuống bàn tay mình khi ấy
Có giọt mưa nào rơi từ mắt…
Lặng khô…
(Thương nhớ mưa ngâu, Đỗ Nhật Nam)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp biểu cảm
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Băng qua những bọt bong bóng nước rơi
vỡ trên đường
Băng qua những tiếng còi xe inh ỏi
Băng qua giông
Băng qua gió
A. Điệp ngữ
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 3. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Người cha
B. Người mẹ
C. Người con
D. Không có nhân vật trữ tình
Câu 4. Đâu không phải là thông điệp mà nhân vật trữ tình muốn gửi đến bạn đọc?
A. Là con, phải biết thấu hiểu, trân trọng công ơn của cha mẹ
B. Cần có những hành động thiết thực để báo đáp công lao của cha mẹ
C. Sống có ước mơ, khát vọng
D. Những gì mà chúng ta nhận được từ cha mẹ chính là lẽ đương nhiên không cần đền đáp
Đáp án đọc hiểu
Câu 1. D => Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là tự sự kết hợp với biểu cảm.
Câu 2. A => Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là điệp ngữ.
Câu 3. C => Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.
Câu 4. D => Những gì mà chúng ta nhận được từ cha mẹ chính là lẽ đương nhiên không cần đền đáp không phải là thông điệp mà nhân vật trữ tình muốn gửi đến bạn đọc.
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?
Câu 2. Phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:
Bố mẹ đội mưa bì bõm
Băng qua những bọt bong bóng nước rơi
vỡ trên đường
Băng qua những tiếng còi xe inh ỏi
Băng qua giông
Băng qua gió
Câu 3. Em đánh giá như thế nào về ước mơ của Đỗ Nhật Nam thể hiện trong đoạn thơ:
Con ước mơ mình như cánh chim
Sải đôi cánh trên bầu trời cao rộng
Núi cao
Gió lộng
Chẳng hề chi.
Câu 4. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau:
Những đồng tiền với đơn vị tính…
thương yêu.
Câu 5. Từ bài thơ, trình bày 5 - 6 dòng về cách yêu thương bố mẹ của bản thân em.
Đáp án đọc hiểu
Câu 1.
- Thể thơ của bài thơ trên là thể thơ tự do.
Câu 2.
- Phép điệp ngữ "Băng qua" trong đoạn thơ trên nhằm tăng hiệu quả diễn đạt, nhấn mạnh sức mạnh, sự cố gắng, kiên trì, dũng cảm của bố mẹ khi vượt qua những khó khăn bọt bong bóng nước, tiếng còi xe, giông, gió làm tất cả vì con và giúp cho câu thơ có hồn, có xúc cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu gấp gáp. Điều đó thể hiện sự trân trọng, biết ơn trước những vất vả, hi sinh vì con của bố mẹ.
Câu 3.
- Ước mơ của Đỗ Nhật Nam thể hiện trong đoạn thơ chính là ước mơ được bay cao bay xa vươn tới những chân trời to lớn, rộng mở để thực hiện được hoài bão, khát vọng lớn lao bằng một tinh thần kiên cường, ý chí, nghị lực, bằng sự cố gắng, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách của thế gian. Và những ước mơ ấy cũng đã bộc bạch được sự tự thấu hiểu, nhận biết về bản thân cần có trách nhiệm báo đáp công lao nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ.
Câu 4.
- Hai câu thơ nói lên nỗi lòng thương xót, cảm động của chủ thế đối với sự hi sinh to lớn của bố mẹ, họ đã vất vả chăm chỉ làm việc, kiếm thật nhiều tiền để chăm lo cho cuộc sống của con từ cái ăn, cái mặc, quyển sách, những đồng tiền làm từ mồ hôi, công sức ấy được tính với đơn vị yêu thương, tiền mà bố mẹ kiếm được để nuôi dưỡng ta càng nhiều điều đó càng cho thấy bố mẹ yêu thương, quan tâm, trân quý ta biết nhường nào, vì muốn con có một cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn nhất.
Câu 5.
Bố mẹ là những người đã phải chịu sự cực khổ, khó khăn, luôn tất bật với công việc để kiếm tiền chăm lo nuôi dưỡng chúng ta từ cái ăn, cái mặc, giúp chúng ta được cắp sách đến trường như bao bạn học đồng trang lứa. Thế nên chúng ta, những người con được cha mẹ vun đắp yêu thương từng tí một hãy học cách yêu thương cha mẹ bằng cách chăm chỉ làm việc nhà họ bố mẹ, quét dọn nhà, rửa bát, nấu cơm, hãy cố gắng học tập thật tốt, đạt kết quả thành tích cao để bố mẹ tự hào, và hơn hết hãy luôn lắng nghe, quan tâm bố mẹ nhiều hơn, dừng lại hành động ngỗ nghịch, chơi bời, lười biếng điều đó chính là cách yêu thương bố mẹ của e