logo

Đọc hiểu Sở Kiến Hành của Nguyễn Du

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời Đọc hiểu Sở kiến hành của Nguyễn Du để thấy được hoàn cảnh đau thương của mẹ con người ăn xin và tình mẫu tử thiêng liêng qua văn bản
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Sở kiến hành

(Những điều trông thấy)

Một mẹ cùng ba con,

Lê la bên đường nọ

Đứa bé ôm trong lòng

Đứa lớn tay mang giỏ.

Trong giỏ đựng những g

Mớ rau lẫn tấm cám

Nửa ngày bụng vẫn khôn

Áo quần thật lam lũ.

Gặp người chẳng dám nhìn

Lệ sa vạt áo ướt

Mấy con vẫn cười đùa

Biết đâu lòng mẹ xót.

Lòng mẹ xót vì sao?

Đói kém phải xiêu bạt.

Nơi đây mùa khá hơn

Giá gạo không quá đắt.

Quản chi bước lưu li

Miễn sống qua thì đó

Nhưng một người làm thuê

Nuôi bốn miệng sao nổi!

Lần phố xin miếng ăn

Cách ấy đâu đượ

Chết lăn rãnh đến nơi

Thịt da béo cầy só

Mẹ chết có tiếc gì

Thương con càng dứt ruột.

Nỗi đau như xé lòng

Trông mặt trời vàng úa.

Gió lạnh bỗng đâu về

Khách qua đường thương xót.

Đêm qua trạm Tây Hà

Mâm cỗ sang vô kể

Nào vây cá, gân hươu

Lợn dê mâm đầy ngút

Quan lớn không chọc đũa

Tùy tùng chỉ nếm chút

Thức ăn thừa đổ đi

Chó no ngấy món ngon

Biết đâu bên đường quan

Có mẹ con cực khổ!

Ai vẽ bức tranh

Dâng lên nhà vua rõ!

(Nguyễn Du)

Nguyễn Hữu Bông dịch (Rút trong tâp Bắc hành tạp lục)

Đọc hiểu Sở kiến thành

Đọc hiểu Sở kiến thành - Đề 1 ( Tự luận)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.

- Thể thơ của văn bản: Ngũ ngôn ( ngũ ngôn trường thiên )

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người khách qua đường ( tác giả)

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:

Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám

- Biện pháp tu từ: Liệt kê

Câu 4: Hãy cho biết ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “mặt trời vàng úa” trong đoạn thơ:

Nỗi đau như xé lòng
Trông mặt trời vàng úa.

- Hình ảnh “mặt trời vàng úa” biểu tượng cho sự sống đang cạn kiệt, héo úa dần, là sự tuyệt vọng của người mẹ trước hoàn cảnh cuộc sống khó khăn

Câu 5: Cảm hứng nổi bật của bài thơ.

- Cảm hứng nổi bật của bài thơ là:

• Lòng thương cảm sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh của mẹ con người ăn xin, từ đó tố cáo hoàn cảnh xã hội phong kiến bất công, chà đạp lên cuộc sống của con người

• Đòi sự công bằng cho con người trong xã hội 

Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ:

Nửa ngày bụng vẫn không
Áo quần thật lam lũ.
Gặp người chẳng dám nhìn
Lệ sa vạt áo ướt

- Những dòng thơ trích trong bài thơ trên:

“Nửa ngày bụng vẫn không
Áo quần thật lam lũ.
Gặp người chẳng dám nhìn
Lệ sa vạt áo ướt”

Viết về cuộc sống nghèo khổ, lưu lạc của mẹ con người ăn xin, thiếu thốn lương thực, không chốn lưu thân trước xã hội phong kiến cũ chà đạp lên quyền sống của người nông dân, ép họ đến đường cùng. Người mẹ ăn xin xót thương, tủi hờn cho phận mình, cho hoàn cảnh sống khó khăn mà các con mình phải gánh chịu.

Câu 7. Hình ảnh trong câu thơ : “ Mẹ chết có tiếc gì – Thương con càng đứt ruột”
có ý nghĩa gì với anh/chị?

- Hình ảnh trong câu thơ : “ Mẹ chết có tiếc gì – Thương con càng đứt ruột” là hình ảnh người mẹ sẵn sàng hy sinh vì những đứa con của mình, vì con mà quên đi bản thân . Hình ảnh người mẹ hy sinh vì con là hình ảnh cao cả, khẳng định tình cảm thiêng liêng của mẹ đối với con. Tác giả đã thông qua hình ảnh của người mẹ, truyền tải thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 8. Từ hai câu thơ sau:
“Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ!”
Anh/chị có suy nghĩ gì về tinh thần dám đấu tranh, tố cáo trong xã hội hiện đại ngày hôm nay.

  Có phải mọi sai lầm trong cuộc sống này đều bắt nguồn từ sự xuống cấp đạo đức? Đạo đức xuống cấp thể hiện qua những hiện tượng như tham nhũng, phá hoại, bạo lực trong môi trường gia đình và nhà trường…Vậy điều mà chúng ta cần làm để ngăn chặn những sai lầm tiêu cực này là gì? Không gì khác ngoài việc dám đứng lên đấu tranh, chống lại, tố cáo những hành vi sai trái này ngay khi chúng vừa mới bắt đầu. Vậy dám đấu tranh, dám tố cáo là gì? Dám đấu tranh là dám đứng lên để đòi lại quyền lợi chính đáng của bản thân, dám tố cáo là dám chỉ ra cái sai, cái chưa đúng của người khác tránh tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm mà không dám chỉ ra cái sai của người khác. Mỗi chúng ta cần có tinh thần “Thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh” phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, không vì nể nang, ngại va chạm mà để những hành động xấu ngày càng gia tăng.


Đọc hiểu Sở kiến thành - Đề 2

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

A. Lục bát

B. Ngũ ngôn

C. Tự do

D. Song thất lục bát

Trả lời B

Giải thích: Thể thơ ngũ ngôn, 1 câu có 5 chữ 

Câu 2. Bài thơ trên có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây? 

A. Tự sự và thuyết minh

B. Thuyết minh và nghị luận

C. Tự sự và nghị luận

D. Tự sự và biểu cảm

Trả lời: D

Giải thích: Đọc lại đoạn thơ

Câu 3. Nhân vật chính trong bài thơ là?

A. Người mẹ

B. Người mẹ cùng ba đứa con

C. Quan lớn

D. Nhà vua

Trả lời:  A

Câu 4. Những dòng thơ nào sau đây miêu tả cuộc sống đói rách của mẹ con người ăn xin? 

A. Một mẹ cùng ba con/ Lê la bên đường nọ

B. Trong giỏ đựng những gì/ Mớ rau lẫn tấm cám

C. Chết lăn rãnh đến nơi/ Thịt da béo cầy sói

D. Nửa ngày bụng vẫn không/ Quần áo vẻ co dúm

Trả lời: D

Giải thích: Miêu tả cuộc sống của mẹ con người ăn xin qua từ ngữ "nửa ngày bụng vẫn không" "quần áo" "co rúm"

Câu 5. Bài thơ vẽ lên hai bức tranh tương phản giữa: 

A. Cuộc sống của người mẹ và người con

B. Cuộc sống của mẹ con người ăn xin và cuộc sống của nhà vua

C. Cuộc sống của bọn quan lại và cuộc sống của nhà vua

D. Cuộc sống của mẹ con người ăn xin và cuộc sống của bọn quan lại

Trả lời: D

Giải thích: mẹ con người ăn xin thì nghèo đói, quan lại ăn sung mặc sướng

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ? 

A. Lên án cuộc sống xa hoa lãng phí của giai cấp thống trị

B. Đồng cảm, xót thương đối với những người dân đói khổ

C. Phê phán sự cai quản thiếu sáng suốt của nhà vua

D. Cả A và B

Trả lời: D 

Giải thích: tác giả lên án đồng thời thương cảm cho những số phận bất hạnh

Câu 7. Bài thơ trên chứa đựng những giá trị nào sau đây?

A. Giá trị hiện thực và giá trị thẩm mĩ

B. Giá trị nhân đạo và giá trị nhận thức

C. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

D. Giá trị thẩm mĩ và giá trị giáo dục

Trả lời: C

Giải thích

- Giá trị hiện thực phê phán tầng lớp quan lại

- Giá trị nhân đạo thương cảm cho số phận người dân

Câu 8. Bạn hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ: Ai vẽ bức tranh này/ Dâng lên nhà vua rõ? 

Trả lời: 

Nội dung của hai dòng thơ:

"Ai vẽ bức tranh này/ Dâng lên nhà vua rõ? "
Hai dòng thơ là mong muốn nhà vua có thể thấy được hoàn cảnh khổ cực của người dân, trước chế độ phong kiến cũ nát, người nông dân bị chà đạp, bóc lột cùng cực không còn đường sống, bóc mẽ cuộc sống xa hoa của bọn quan lại, từ đó có những chính sách hợp lý cho cuộc sống của người nông dân .

Câu 9. Nêu chủ đề của bài thơ? 

Trả lời: 

Chủ đề bài thơ là bức tranh hiện thực về cuộc sống, xã hội Trung Quốc, quan lại sống xa hoa hoang phí xa đọa còn người dân lại lâm vào cảnh lầm than đói khổ, không chốn nương thân. Tác giả thể hiện lòng thương cảm với nhân dân đói khổ, lên án bọn quan lại thối nát, bòn rút của dân ăn chơi xa đọa, đồng thời là mong ước về một xã hội tốt đẹp hơn.

Câu 10. Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

Trả lời: 

Qua đoạn thơ, tác giả đã thể hiện tấm lòng nhân hậu sâu sắc khi tố cáo hiện thức xã hội phong kiến cũ. Người dân phải chịu cảnh sống trong khổ cực, làm than đói khổ, trong khi đó quan lại ăn sung mặc sướng lại không hề để mắt đến cuộc sống của người dân lao động. Tác giả đã lên án hiện thực xã hội quan liêu sống trên đầu trên cổ người dân, nhằm đòi quyền lợi chính đáng cho những con người yếu thế. Cuối cùng là những hy vọng của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn dành cho mọi người.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2024 - Cập nhật : 29/03/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads