logo

Đọc hiểu Lời trăn trối cuối cùng của Nguyễn Ngọc Tư

icon_facebook

Hãy cùng Toploigiai hướng dẫn trả lời Đọc hiểu Lời trăn trối cuối cùng của Nguyễn Ngọc Tư để thấy được hình ảnh của người cha và những lời trăn trối cuối cùng của cuộc đời dành cho gia đình.

Đọc văn bản sau: 

Bà Na ngồi cuối giường xoa bóρ chân cho ông Lĩnh vừa sụt sịt khóc, ông chậm rãi nói trong khó nhọc: Tiện có chị giáo là người hàng xóm hay sang chơi với ông bà, ông coi như người ruột thịt không giấu giếm gì cháu. Ông có bốn thằng con trai, bất hiếu cả bốn. Ba tháng trước, giỗ ông nội nó cũng là bố của ông. Làm giỗ xong, ông bảo bốn đứa là: tiện hôm nay chúng mày về cho bố đi lên viện Phổi trung ương khám lại và lấy thuốc uống. Sáu tháng trước mẹ khoẻ đưa bố đi khám, bác sĩ bảo ung thư ρhổi giai đoạn 3. Bố đã điều trị và về nhà uống thuốc rồi sao người vẫn sút cân, mệt không ăn được. Bốn đứa chúng nó im lặng, nhìn nhau không nói câu gì. Thằng con út lấy ví đưa 2 triệu, ba thằng anh mỗi thằng 3 triệu. Chúng nó bảo mẹ thuê xe ô tô đưa bố lên viện khám, hoặc mẹ mang đơn thυốc lên chỗ cũ mà lấy! Bố cũng đã biết bệnh của mình rồi không khỏi được đâu, bố cứ làm nũng! Bốn cô con dâu bảo chúng con còn đi làm, không nghỉ được. Các cháu còn nhỏ ρhải đưa, đón chúng đi học… Tôi nghe lũ con nói thế mà lòng tôi đau hơn cắt chị giáo ạ! Nghĩ ngày chúng bé, trời rét tôi mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, tôi ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn. Hai vợ chồng đấu thầu thêm hàng mẫu ruộng để cấy lúa nuôi lợn bán đi nuôi chúng ăn học cho bằng bạn bằng bè nghĩ sau này khi về già vợ chồng nương tựa vào con. Ai ngờ, bây giờ tôi đổ bệnh thì chúng lảng tránh, xót quá! 
(...)Ông Lĩnh quệt dòng nước mắt chảy xuống cằm rồi nhìn xung quanh nhà ,nhìn bà Na và tôi bảo:
Nếu tôi đi rồi bà bình tĩnh nhờ chị giáo gọi điện báo cho chính quyền địa phương biết và gọi giúp dịch vụ hỏa táng Văn Điển về làm thủ tục cho tôi lên đấy! Tiền tôi để trong túi áo vest treo trong tủ. Bà đứng lên lo liệu cho tôi, không làm cỗ bàn gì cả chỉ làm vài mâm cơm thợ kèn và anh em thúc bá thôi, xây mộ đơn giản rồi gắn cái bia vào để sau này bà ra chơi cùng tôi khỏi nhầm lẫn là được. Bà yên tâm, tôi sẽ ở bên cạnh bà suốt ngày, đêm cho nên bà không được buồn, khóc chịu khó ăn uống đầy đủ khoẻ mạnh là tôi yên tâm rồi!… 


Đọc hiểu Lời trăn trối cuối cùng của Nguyễn Ngọc Tư

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt?

Câu 2: Đoạn trích chủ yếu sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy? 

Câu 3: Nêu chủ đề và thông điệp của văn bản.

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng: “Nghĩ ngày chúng bé, trời rét tôi mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, tôi ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn” 

Đọc hiểu Lời trăn trối cuối cùng của Nguyễn Ngọc Tư

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2:

- Đoạn trích chủ yếu sử dụng điểm nhìn từ nhân vật ông Lĩnh

- Tác dụng:

+ Khiến câu chuyện trở nên chân thực, sinh động

+ Bộc lộ rõ những suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, cách ứng xử của ông trước vợ, con

Câu 3: 

- Chủ đề: Phản ánh sự vô tâm của những người con với cha mẹ 

- Thông điệp: Hãy yêu thương, quan tâm đến cha mẹ mình khi còn có thể bởi vì ba mẹ không thể sống hoài với chúng ta được.

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ (trời rét tôi mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, tôi ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn)

- Tác dụng: 

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thu hút đọc giả

+ Nhấn mạnh sự hi sinh của người cha dành cho con, cha làm tất cả vì con, nhường tất cả những thứ tốt đẹp nhất cho con của mình từ miếng cơm nhỏ bé nhất.

icon-date
Xuất bản : 29/02/2024 - Cập nhật : 29/02/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads