logo

Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là nói về việc làm ăn lớt phớt, chiếu lệ qua loa cho xong chuyện, làm cho có, không sâu sắc, kỹ càng. Chắc hẳn nhiều người đã nghe câu tục ngữ có hình thức một câu ca dao này. Chuồn chuồn là một loại côn trùng có đuôi dài, hai đôi cánh màng dạng mỏng, bay nhanh, chuyên ăn sâu bọ. Nhiều em nhỏ ở nông thôn còn thích bắt lũ chuồn chuồn thả ống bơ làm trò chơi, rất thú vị.

Để hiểu chi tiết hơn về câu nói Chuồn chuồn đạp nước, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Đặc điểm của chuồn chuồn

- Chuồn chuồn có đầu tròn được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, lớn hơn so với thân và các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, một số loài đặc biệt có màu cánh vô cùng sặc sỡ. Trên cánh có nhiều đường gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp. Cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc.

- Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư, thứ hai, cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín, cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai. Phần thân bụng chuồn chuồn khá dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Rấu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt.

>>> Tham khảo: Coi trời bằng vung nghĩa là gì?

Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là gì

2. Nguồn gốc của Chuồn chuồn đạp nước

Có một câu chuyện dân gian đã làm nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu thành ngữ này. Chuyện kể rằng:

Có cô chuồn chuồn nước sinh ra trên mặt nước, sống ở đó hai năm rồi mà vẫn chẳng hơn gì loài bọ gậy gọng vó. Chuồn chuồn buồn lắm. Đến năm thứ ba, đôi cánh mỏng trong suốt của nó mới bắt đầu mọc ra. Chuồn chuồn lấy làm sung sướng lắm, mới nói với con gọng vó:

- Ta có đuôi dài, lại có đôi cánh đẹp. Ta chẳng thèm sống ở dưới ao tù này nữa. Ngày mai ta tạm biệt gọng vó, ta dành cả cho anh cái ao.

Gọng vó nói:

- Chị sống ở ao lâu ngày, chớ có quên nơi mình sinh ra. Mai chị bay đi, chắc cuộc đời làm chuồn chuồn của chị cũng chỉ vài ba tháng nữa. Đời ngắn ngủi, vậy chị cố mà về thăm chúng tôi.

Vào một buổi sáng đẹp trời, cô chuồn chuồn từ dưới ao bắt đầu cất cánh bay lên. Nó cứ bay lượn mãi trên cao, rồi sà vào vườn cây. Đôi cánh mỏng và nhẹ của nó lướt đi, đem theo thân hình nó với hai con mắt to và cái đuôi dài cũng nhẹ làm sao. Nó cứ bay, bay mãi, du lịch khắp đó đây. Nó vừa bay, vừa ăn thịt con mồi, hễ thấy con muỗi, con ruồi nào lảng vảng là nó há cái hàm ra mà đớp lấy.

Rồi cô chuồn chuồn cũng đến kỳ sinh nở. Trong cuộc hành trình vô định đó, chỉ có đến lúc này nó mới nhớ đến xứ sở của mình, nơi nó đã sinh ra. Nghĩ vậy, nó bèn chao mình xuống mặt nước, trong chốc lát lẹo cái đuôi xuống, đẻ ra bao nhiêu là trứng.

Có một con bọ nước thấy chuồn chuồn cứ chớp nhoáng như vậy, mới bảo:

- Chị đúng là người chẳng có tổ có tông. Đập nước như vậy thì có tích sự gì. Bằng không chị xuống đây, ao rộng, chị tha hồ mà tắm có thoải mái hơn không?

Chuồn chuồn mới nói:

- Tôi nhớ nước nhưng sà xuống đấy thì ướt hết cánh, làm sao bay được. Mặt nước vốn là nơi tôi sinh ra, bây giờ đến kỳ, tôi đẻ nhờ trên mặt nước vài quả trứng. chị trông giùm tôi với.

Nói rồi, nó lại chao xuống, chớp nhoáng, nhúng phần đít xuống mặt nước đẻ đến khi hết trứng.

Từ câu chuyện trên có thể thấy rằng, chuồn chuồn là loài sâu bọ cάnh mὀng. Vὸng đời chúng không dài, được chia làm hai giai đoᾳn,giai đoạn thứ nhất là nhộng ở dưới nước ba nᾰm, giai đoạn thứ hai là giai đoᾳn hόa chuồn chuồn hai đến ba thάng. Khi đẻ, nό lᾳi đẻ xuống nước. Từ đặc tίnh cὐa chuồn chuồn mà người ta vận vào đời sống. Ý nόi rằng: Chẳng thiếu gὶ người được giao nhiệm vụ nhưng làm ᾰn cẩu thἀ tắc trάch. Cάi sự làm ᾰn được chᾰng hay chớ đό cό khάc gὶ con chuồn chuồn đᾳp nước mà dân gian đᾶ chớp lấy ngắn cho con người. Từ đó, cũng đã làm nên cấu cấu trúc ngữ nghĩa của câu thành ngữ “chuồn chuồn đạp nước”.

>>> Tham khảo: Đói cho sạch rách cho thơm có nghĩa là gì?

Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là gì

3. Tại sao chuồn chuồn lại đạp nước

Vậy tại sao chuồn chuồn lại đạp nước? Từ phần nguồn gốc đã tìm hiểu ở trên thì ta có thể hiểu một cách đơn giản về việc chuồn chuồn đạp nước như sau:

+ Đôi khi chúng ta nhìn thấy chuồn chuồn đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước. Trên thực tế, kiểu "đạp nước" này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn.

+ Chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng của ấu trùng không giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy, tuy có 3 đôi chân nhưng lại có cánh để bay. Môi dưới của nó rất dài, có thể cong duỗi, đoạn đầu có kìm đã trở thành công cụ bắt mồi. Khi nghỉ ngơi, môi dưới có thể gập cong che kín toàn bộ miệng. Các loại ấu trùng như loài phù du hoặc loài côn trùng hút nhựa cây... ở trong ao là thực phẩm chính của nó. Loại ấu trùng của chuồn chuồn, chúng ta gọi nó là 'ấu trùng sống dưới nước', sau khi ấu trùng sống dưới nước trưởng thành từ trên bèo rong nhảy ra khỏi mặt nước, lột xác biến thành chuồn chuồn.


4. Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là gì?

Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là nói về việc làm ăn lớt phớt, chiếu lệ qua loa cho xong chuyện, làm cho có, không sâu sắc, kỹ càng.

“Chuồn chuồn đạp nước” vốn dùng để chỉ những người có tác phong làm việc đại khái, qua loa, không chịu làm đến nơi đến chốn cái gì, làm lấy lệ cốt cho nhanh, kiểu “giả nợ chúa Mường” hay giống như những anh chàng “Ngày thì mải miết rong chơi/ Tối lặn mặt trời đổ thóc ra xay” (xay dối xay giá cho xong). Và tất nhiên kiểu làm ăn như vậy không ai cổ xúy và khuyến khích cả.

-------------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Chuồn chuồn đạp nước nghĩa là gì? Hi vọng cùng với bài mở rộng về ý nghĩa của câu thành ngữ chuồn chuồn đạp nước này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức xung quanh câu thành ngữ này hơn. Chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022