logo

Đói cho sạch rách cho thơm có nghĩa là gì?

Câu trả lời đúng nhất: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý nghĩa là: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

Ngoài ra, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.

Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về tục ngữ nhé!


1. Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.

>>> Tham khảo: Giải thích câu tục ngữ "Lời nói gói vàng"


2. “Đói cho sạch, rách cho thơm” có nghĩa là gì?

Đói cho sạch, rách cho thơm có ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

Đói – rách: nói lên sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần nói đến người nghèo khổ

Sạch – thơm: Câu nói này nghĩa là trong sáng không làm gì sai.

Ngoài ra, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.

>>> Tham khảo: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?


3. Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

* Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:

- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.

- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.

- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.

- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách.

- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.


4. Thành ngữ liên quan

- Một mặt người bằng mười mặt của

- Cái răng cái tóc là góc con người

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

* Giải thích thành ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

Ấn tượng đầu tiên của chúng ta với người đối diện có lẽ sẽ đến từ khuôn mặt. Không phải lẽ dĩ nhiên khi người Việt xưa đã rất coi trọng mái tóc và hàm răng. Vì chúng vốn lại biểu tượng cho vẻ đẹp của con người. Cũng giống như lời khuyên trong câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Con người phải trải qua hàng triệu năm mới có được nền văn minh như ngày hôm nay. Ở mỗi thời đại khác nhau, chúng ta đều có những chuẩn mực riêng về cái đẹp. Nhưng không vì thế mà ý nghĩa của câu tục ngữ này mất đi. “Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính là nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng việc chăm chút đến “mái tóc, hàm răng”. Nhất là đối với phụ nữ, họ thích để tóc dài và chăm sóc tóc rất cẩn thận bằng các loại dược liệu tự nhiên khiến cho mái tóc mềm mượt, đen bóng. Mái tóc đối với người phụ nữ rất quan trọng. Chính vì vậy mà những người phụ nữ không chồng mà có con trong xã hội xưa thường bị phạt vạ bằng cách cạo đầu, rồi thả trôi sông. Họ cho rằng đấy chính là hình phạt nặng nề nhất. Vì mất đi mái tóc dài chẳng khác nào mất đi vẻ đẹp dịu dàng, kiều diễm. Với hàm răng cũng vậy, người Việt xưa có tục lệ nhuộm răng đen. Hàm răng đen nhánh chính là vẻ đẹp chuẩn mực của quá khứ. Đến ngày hôm nay, chuẩn mực cái đẹp cũng thay đổi. Nhưng vai trò của hàm răng, mái tóc thì vẫn không thay đổi.

Khi tiếp xúc với một người xa lạ, có lẽ mỗi người sẽ đều chú ý đến vẻ đẹp bên ngoài. Một mái tóc gọn gàng, một nụ cười tươi với hàm răng đẹp sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho người đối diện. Tuy không phải là tất cả, nhưng một người biết chăm chút cho vẻ bên ngoài sẽ thể hiện được mình là một người cẩn thận, chỉn chu. Từ đó, họ sẽ gây được thiện cảm và có được lòng tin từ mọi người xung quanh. Công việc của họ cũng sẽ có được những thuận lợi. Cuộc sống cũng trở nên hạnh phúc hơn.

Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi chúng ta một lời khuyên sâu sắc. Thật vậy, “cái răng cái tóc” chính là một “góc của con người”.

---------------------------

Qua bài viết trên đây của Toploigiai về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” có nghĩa là gì và cung cấp thêm một số kiến thức về câu tục ngữ. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu biết hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022