logo

Ý nghĩa câu "Xuất giá tòng phu"

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất:

"Xuất giá tòng phu" là một trong tam tòng tứ đức mà người phụ nữ phải tuân theo trong lễ giáo xưa. Ý nghĩa câu "Xuất giá tòng phu" là khi người con gái đi lấy chồng (xuất giá ) thì phải theo chồng (tòng phu) chăm lo, lo lắng cho chồng.

Các bạn hãy cùng Toploigiai mở rộng hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Tam tòng tứ đức trong lễ giáo xưa để hiểu hơn về câu "Xuất giá tòng phu" nhé.


1. Tam tòng tứ đức là gì?

Bên cạnh tiêu chuẩn Tam cương ngũ thường dành cho nam nhi trong xã hội phong kiến thì nữ nhi trong xã hội phong kiến cũng phải tuân theo Tam tòng tứ đức. Đây là những tiêu chuẩn đạo đức, cách ứng xử mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải cố gắng làm theo, chỉ khi ấy, người phụ nữ mới được coi là được giáo dục.

>>> Xem thêm: Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc"


2. Tam tòng là gì?

Trong xã hội phong kiến xư nay khi nói đến Tam Tòng tức là nói đến 3 điều mà người phụ nữ phải tuân theo: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Ý nghĩa câu xuất giá tòng phu

a. Tại gia tòng phụ

Hiểu một cách đơn giản, người con gái khi còn ở nhà phải nghe lời cha mẹ, chủ yếu là những gì mà người cha đề ra. Chỉ có như thế mới được đánh giá là một người con gái ngoan, con nhà có giáo dục.

b. Xuất giá tòng phu

Ý nghĩa câu xuất giá tòng phu là con gái khi đã được ngả đi rồi thì phải nhất nhất nghe theo chồng. Người phụ nữ phải có trách nhiệm vun vén, tạo dựng hạnh phúc gia đình, giúp chồng làm lên nghiệp lớn.

c. Phu tử tòng tử

Nếu như chồng đã qua đời thì người phụ nữ phải ở vậy nuôi con trưởng thành và các việc trọng đại thì sẽ đều do người con trai quyết định.

Tam tòng ở trong xã hội hiện đại ngày nay đã được hiểu theo một cách khái quát và rộng hơn. Là một người phụ nữ và cũng là một người con thì việc nghe theo lời bố mẹ là lẽ đúng nhưng việc nghe lời cũng nên đi kèm theo chính kiến của cá nhân. Khi đã lấy chồng thì dù là ngày xưa hay ngày nay thì người vợ vẫn luôn nên tôn trọng và dung hòa để bảo vệ hạnh phúc gia đình nhưng họ cũng phải là người được tôn trọng trong gia đình. Nếu chồng như qua đời thì người phụ nữ ngày nay cho dù có đi thêm bước nữa hay ở vậy nuôi con thì cũng vẫn nên là một điểm tựa vững chắc cho những đứa con của mình.

>>> Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ: "chuồn chuồn bay thấp thì mưa.."


3. Tứ đức

Tứ đức là quy phạm hành vi cho người nữ. Chu Lễ có viết: “Nữ quan Cửu tần cai quản phép tắc giáo dục nữ, dạy 9 bậc phụ nữ trong cung đình về Phụ đức, Phụ ngôn, Phụ dung và Phụ công”.

(Nguyên văn: Cửu tần chưởng phục học chi pháp, dĩ giáo cửu ngự Phụ đức, Phụ ngôn, Phụ dung, Phụ công)

Hiện nay chúng ta quen gọi Tứ đức là: Công – Dung – Ngôn - Hạnh

a. Công

Người xưa có câu: “vợ chồng có khác biệt” cũng là chỉ công việc của vợ, của chồng là có sự khác biệt. “Nam chủ ngoại sự”, ý chỉ người chồng làm việc bên ngoài, nuôi dưỡng gia đình. “Nữ chủ nội sự” là chỉ người phụ nữ đảm nhiệm công việc quản gia, phụng dưỡng cha mẹ chồng, giáo dục con cái. Trong đó việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Với phụ nữ ngày xưa thì chủ yếu là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, tuy nhiên với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.

Ý nghĩa câu xuất giá tòng phu

Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ vừa giỏi việc gây dựng sự nghiệp, vừa chăm sóc gia đình cũng không phải là trái với tứ đức xưa. Nhưng bởi vì người phụ nữ là có tính âm, nhu mềm, nên mọi việc phải giữ chừng mực, xử lý tốt quan hệ giữa công việc gia đình và bên ngoài. Nếu quá thiên về công việc bên ngoài thì nhà sẽ thiếu đi trụ cột bên trong, hôn nhân sẽ đến muộn hoặc cuộc sống gia đình không hòa thuận.

b. Dung

Người xưa thường giáo dục rất cẩn thận cho con gái về cách ăn mặc. Phụ nữ trong cách ăn mặc phải trang nhã, đứng đắn không làm mất đi đức hạnh của mình. Người phụ nữ, bên ngoài không nên ăn diện quá mức, bên trong phải chú trọng tu dưỡng đạo đức. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa đó mới là người phụ nữ đẹp

c. Ngôn

Ngôn chính là lời nói. Ngôn có mặt trong tứ đức là bởi vì xã hội xưa cho rằng người phụ nữ cần phải biết cách ăn nói sao cho thật nhẹ nhàng, khéo léo, không nói to, thô tục, hỗn hào

d. Hạnh

Hạnh chính là đức hạnh, là phẩm chất quan trọng nhất của người phụ nữ. Một người phụ nữ đức hạnh là người sẽ giáo dục con cái trở thành những người có đạo đức đồng thời giúp chồng đề cao phẩm đức của bản thân, gia đình thịnh vượng. Người phụ nữ phải thủ vững tiết giáo, giữ thân như ngọc, đồi với hôn nhân gia đình phải môt lòng một dạ, đối với cha mẹ chồng phải khiêm cung hiếu lễ.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua phần tìm hiểu về Ý nghĩa câu "Xuất giá tòng phu" và một số kiến thức mở rộng về tam tòng tứ đức trong lễ giáo xưa. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads