logo

Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc"

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc". Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" - Bài mẫu 1

Tình cha con (và cả tình mẹ con) là nhân tố hàng đầu làm nên tính truyền thống và sức mạnh các gia đình Việt Nam. Có người cho rằng đạo lí dân tộc và ảnh hưởng của đạo Nho đã góp phần xây dựng nên tính truyền thống và sức mạnh ấy. Đạo lí của dân tộc ta đã từ lâu chỉ rõ mối quan hệ cha - con trong gia đình:

"Con có cha như nhà có nóc".

Trong xã hội phong kiến, với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín, chậm phát triển, trong các gia đình Việt Nam, vai trò của người cha cực kì quan trọng, có thể nói là quyết định, nhất là đối với con cái. Người cha (người chồng) là chủ gia đình, nắm quyền quản lí và phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo sự no ấm hạnh phúc cho mọi thành viên và cả gia đình. Nuôi dạy con cái, lo việc học hành, tập tành lao động đều do người cha. Hình thành nhân cách và định hướng cho con vào đời là do người cha quyết định. Con nối chí cha, học đức cha là thế.

So sánh vai trò người cha với cái nóc (nhà mái nhọn) thật là cụ thế và chí lí. Nhà trở thành mái ấm gia đình, che được mưa nắng, chống đỡ được gió bão. Nóc có vững thì nhà mới bền. Nhà dột từ nóc. Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề. Vì thế, dân gian còn nói: "Con không cha như nhà không nóc".

Cũng như tre già măng mọc, thế hệ con sẽ thay thế đời cha. Nhưng nếu con bất hiếu, chỉ biết làm mỏng ăn dày, hoặc làm nhiều điều bất lương... thì cha mẹ mang tiếng nhục với thiên hạ. Vì thế sinh con, nuôi dưỡng, dạy bảo con, người cha, người mẹ nào cũng mong con khôn lớn, giỏi giang. Tự hào khi con hơn cha: "Con hơn cha là nhà có phúc". "Con hơn cha" nghĩa là con đức độ hơn, tài giỏi hơn, thành đạt hơn, giàu có hơn cha. "Nhà có phúc" là gia đình trở nên tốt lành, yên vui, sung sướng. Có tổ ấm, phúc dày thì mới có "Con hơn cha".

Câu tục ngữ "Con hơn cha là nhà có phúc" không chỉ nhắc nhở các bậc cha mẹ phải lo chăm sóc nuôi dạy con cái trở nên người con hiếu thảo, người công dân có tài, có đức mà còn nói lên niềm mong ước, hi vọng của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời, câu tục ngữ còn giáo dục mỗi chúng ta phải biết nỗ lực học tập, bồi dưỡng nhân cách văn hóa, để phát huy mọi truyền thống của gia đình, của mẹ cha.

Hai câu tục ngữ đều nói về mối quan hệ gia đình giữa cha và con. Vai trò của cha và nghĩa vụ của con được đúc kết thành chân lí, nêu cao bài học xây dựng gia phong, hình thành gia đình văn hóa mới.

Xã hội Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Vai trò người mẹ trong gia đình không hề nhẹ hơn vai trò người cha. Nhưng câu tục ngữ: "Con có cha như nhà có nóc" vẫn nguyên giá trị. Thế kỉ XXI là thế kỉ trí tuệ. Tuổi trẻ chúng ta hãy vươn lên chiếm lấy đỉnh cao khoa học kĩ thuật, thực hiện mơ ước nghìn đời của cha ông:

"Con hơn cha là nhà có phúc".

Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" hay nhất

Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" - Bài mẫu 2

 Mỗi câu tục ngữ là một triết lí sâu sảc, một bài học quý báu mà ông cha ta - những thế hệ đi trước muốn nhản gửi đến thế hệ đi sau. Và câu tục ngữ "Con hơn cha là nhà có phúc" cũng không phải là một ngoại lệ. Đây chính là lời dạy mà thế hệ đi trước muốn gửi tới lớp người đi sau.

Giống như những câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng ẩn chứa hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen và lớp nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà người đọc, người nghe dễ dàng nhận ra qua những từ ngữ, còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra, buộc người đọc người nghe phải suy luận mới hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.

Từ định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận ra nghĩa đen của câu tục ngữ là trong một gia đình nếu con cái mà thành đạt hơn cha của mình thì gia đình đó được xem là một gia đình "có phúc", tức là có tài lộc và may mån. Nhưng về lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ thì không bó hẹp trong phạm vi một gia đình, không chỉ đơn thuần là giữa mối quan hệ cha con mà nó mở rộng ra trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, mối quan hệ đã được phát triển thành mối quan hệ giữa cả một thế hệ người đi trước và lớp người đi sau. 

Bác Hồ đã có một câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", thế hệ đi sau không chỉ có trách nhiệm xây dựng đất nước mà còn phải thực hiện một nhiệm vụ lớn lao là gin giữ và bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã mất bao công sức tạo dựng nên. Nền độc lập của dân tộc ta không tự nhiên mà có, để có được độc lập thống nhất đất nước, hạnh phúc tự do cho nhân dân, cha ông ta đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao vị anh hùng đã ngã xuống, hy sinh quyền lợi của cá nhân mình để đồi lấy quyền lợi của cả một dân tộc. Chính vì vậy, thế hệ đi sau cần bằng mọi cách để bảo vệ thành quả ấy, chống lại mọi ý đỏ, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đồng thời cần tích cực lao động, học tập để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh sánh vai được với các cường quốc trên thế giới.

 Như lời của Bác Hồ - vĩ cha già kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong bức thư gửi các trường học trong buổi khai giảng đầu tiên đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phån ở công học tập của các cháu". Câu nói của Bác giúp chúng ta hiều rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. Ngày nay, đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò của lớp thế hệ đi sau ngày càng quan trọng nó quyết định vận mệnh của đất nước.

Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.

Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" hay nhất (ảnh 2)

Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" - Bài mẫu 3

Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha và một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Ba tôi sẽ khác ba bạn, ba tôi làm nông dân, ba bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người ba trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm ba thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc Khi những đứa con nhỏ trào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến. Ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái. Tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau nài. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con, nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm ba họ đã thay đổi, có người cha vi con mà trở thành những người cha gương mẫu, luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chả phải la tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay xeo?. Vì vậy mà đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bới lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha, ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.

Trên đời cại gì cũng có hai mặt, có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt, đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu... Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dì thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.

Tình cha - Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con và bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.


Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" - Bài mẫu 4

Câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc/ Con không cha như nòng nọc đứt đuôi" là câu tục ngữ đúng đắn và sâu sắc để nói về vai trò của người cha trong cuộc sống của mỗi người con. Thật vậy, Với hình ảnh so sánh "như nhà có nóc", tác giả dân gian đã diễn tả sinh động, gợi hình, gợi cảm, chân thực vai trò của người cha trong cuộc sống của con. Đó là cha chính là nóc nhà, là mái nhà chở che cho ngôi nhà, cho cuộc sống của con luôn được bình an trước sóng gió ngoài kia. Ngược lại, hình ảnh so sánh "như nòng nọc đứt đuôi" cũng đã diễn tả chân thực, gợi hình, gợi cảm việc con không có cha. Khi con không có cha thì việc đó cũng giống như nòng nọc không có đuôi, rất khó khăn và vất vả để sống và tồn tại. Cùng với mẹ, cha là người nuôi dưỡng, chở che và đóng vai trò quan trọng cho quá trình lớn lên và trưởng thành của mỗi người con. Cha luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất và nhận lấy hộ ta những điều giông bão, sóng gió trong cuộc sống này. Tóm lại, câu tục ngữ dù ngắn gọn đã diễn tả được vai trò quan trọng của người cha trong cuộc sống của chúng ta. Từ đó, mỗi người con ý thức được sự hiếu thảo và báo đáp dành cho cha mẹ của mình.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc" mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 30/11/2022