logo

Tắt lửa tối đèn là gì?

Tắt lửa tối đèn có nghĩa là ám chỉ việc khi nhà tắt lửa hay đèn bị cúp thì không làm được cũng cần hàng xóm – những người xung quanh giúp đỡ, tránh việc không biết rồi cứ im thin thít cứ để mọi thứ qua đi thì không được, vì có thể những kẻ xấu có thể canh lúc này mà vào nhà bạn trộm đồ hay cướp-giết người.


1. Tắt lửa tối đèn là gì?

- Tắt lửa có nghĩa là khi nhà tắt lửa thắp sáng

- Tối đèn có nghĩa là khi nhà bị cúp điện


2. Ý nghĩa của tắt lửa tối đèn

Tắt lửa tối đèn có nghĩa là ám chỉ việc khi nhà tắt lửa hay đèn bị cúp thì không làm được cũng cần hàng xóm – những người xung quanh giúp đỡ, tránh việc không biết rồi cứ im thin thít cứ để mọi thứ qua đi thì không được, vì có thể những kẻ xấu có thể canh lúc này mà vào nhà bạn trộm đồ hay cướp-giết người.

Thế nên các việc lớn nhỏ khi cần thiết thì lúc anh em họ hàng không ở gần thì hàng xóm là những người mà chúng ta cần nhờ nương tựa, chưa kể đừng nên tự ti-tự ái mà không nhờ vả người khác để rồi nhận lại hậu quả nặng nề thì lại hối hận không kịp

[ĐÚNG NHẤT] Tắt lửa tối đèn là gì?

3. Đặt câu hỏi với tắt lửa tối đèn

Ví dụ đặt câu với từ tắt lửa tối đèn để làm rõ nghĩa của thành ngữ hơn:

- Hàng xóm láng giềng phải yêu thương nhau phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau.

- Nhà tôi chuyển đến chỗ có bà con ở đây vì những khi tắt lửa tối đèn còn có nhau.

Một số ngữ cảnh cụ thể sử dụng tắt lửa tối đèn

+ Câu “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau” là đúng với dân ngõ , rất khó có thể vay gạo , xin tí muối ở các khu chung cư hay dân hàng phố nhưng việc đó lại rất dễ ở đây vì “đồng cảnh tương lân” , chỉ có người nghèo mới sống trong ngõ.

+ Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có sử dụng thành ngữ tắt lửa tối đèn như sau:

 “Tôi phải bảo :

Được , chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào :

Dế choắt nhìn tôi mà rằng : Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng , xì một hơi rõ dài rồi , với điệu bộ khinh khỉnh , tôi mắng :

Hức ! Thông ngách sang nhà tả Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này , ta làm sao chịu được”.

(Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)


4. Một số câu chuyện về tắt lửa tối đèn trong cuộc sống

Câu chuyện 1:

Vợ chồng chị vừa chuyển về xóm này chưa lâu. Gom góp mãi với đồng lương công chức cùng số tiền vay mượn, sau 5 năm lấy nhau, anh chị mới mua được căn nhà nhỏ trong con hẻm chật hẹp này. Từ ngày mua nhà, các khoản chi tiêu trong gia đình càng eo hẹp, chị phải đón mẹ ở quê lên trông cu Bon để đỡ khoản tiền thuê người giúp việc, cũng là để bà cháu được gần nhau.

Hàng ngày, anh chị đi làm, bà cháu ở nhà quanh quẩn trong khoảng sân hẹp, chị biết mẹ cũng buồn và nhớ quê. Đợt này, mẹ bắt đầu quen dần với cuộc sống chật hẹp, bó buộc nơi phố thị nhưng lại làm chị thấy lo lo. Với bản tính của một người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở nông thôn, mẹ chân chất, thật thà và dễ dàng bắt chuyện với những người mới gặp. Sau mấy lần đi chợ đầu ngõ, vài buổi chiều đưa cháu đi dạo, mẹ đã có kha khá những người bạn già có, trẻ có. Buổi tối, mẹ vui vẻ kể bao nhiêu chuyện thu thập được trong ngày. Nào nhà cô Hòa có giúp việc mới, nhà anh Văn hôm nay đón bà cụ ở quê lên chơi, rồi chuyện bác Hải với chị Nga to tiếng với nhau vì đống rác trước cửa nhà… Chị nghe bâng quơ: “Chuyện nhà người ta, mẹ quan tâm làm gì!”.

Điều làm chị không thích là việc các bà bạn của mẹ tụ tập “buôn chuyện” ở nhà chị. Mỗi lần đi làm về, chị vẫn lễ phép chào mọi người nhưng thái độ không được niềm nở cho lắm. Hiểu ý, mọi người cũng tản dần rồi chào nhau ra về, mẹ chị buồn thấy rõ. Chị bảo với mẹ: “Con không thích người lạ đến nhà mình vậy đâu mẹ à. Mình có biết họ là người như thế nào đâu!”. Mẹ buồn buồn: “Ở gần sát bên nhau sao lại gọi là người lạ, phải giao lưu mới có tình cảm hàng xóm, láng giềng chứ con!”.

Chiều nay đi làm về, chị thấy cửa nhà đóng im ỉm, gọi mãi không thấy bà cháu đâu. Rút điện thoại ra gọi cho mẹ mới tá hỏa khi có đến hàng chục cuộc gọi nhỡ, chị càng lo lắng hơn khi gọi lại nhưng đầu dây bên kia không bắt máy. Đang hoang mang thì bác Hà hàng xóm ôm con trai chị chạy sang: “Bà cụ nhà cô bị ngã, mọi người đưa bà ra trạm xá phường băng bó vết thương rồi. Tôi trông cháu cho, cô chạy ra đấy xem sao!”. Không kịp cảm ơn, chị luống cuống phóng xe đi.

“Mẹ trượt chân ngã đập đầu vào thành ghế, may nhờ các cô, các bác đưa đi khâu”. Chị ngượng ngùng cảm ơn mọi người - những gương mặt quen thuộc mà trước đó chị vẫn thấy “khó ưa” vì cứ đến “buôn chuyện” ở nhà chị. Mẹ nhìn chị: “Những lúc như thế này mới biết quý tình cảm xóm giềng. Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau con à, thế nên, người ta mới bán anh em xa để mua láng giềng gần đấy!”.

Câu chuyện 2: 

Phòng xử TAND tỉnh Vĩnh Long chỉ có hai người: bà D.T.H. và ông V.V.M.. Cả hai không nhìn nhau, khuôn mặt ai nấy căng thẳng...

Hơn thua đến cùng

Theo hồ sơ, bà H. có nhận chuyển nhượng của ông M. 0,4ha đất. Và ông có cam kết trong tờ mua bán đất: phần đường nước chung từ mặt đập đi thẳng vào ruộng không có ai được quyền lấp. Từ khi chuyển nhượng, bà sử dụng đường nước chung của gia đình ông để canh tác.

Đến năm 2013, Nhà nước làm lộ giao thông đi ngang qua phần đất của cả hai. Để phục vụ sản xuất, chính quyền địa phương đặt một cái bọng nằm trên đường nước cũ để dẫn nước vào phần đất phía trong lộ.

Trong quá trình thi công, bơm cát làm mặt đường thì cát tràn xuống đường nước lấp đầu bọng phía ngoài thuộc phần đất của ông nên bà có hỏi ông móc cát ở mặt bọng để dẫn nước vào ruộng, nhưng ông không đồng ý.

Bà làm đơn khởi kiện. Phiên sơ thẩm tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của bà, buộc ông phải khai thông đường thoát nước. Ông kháng cáo...

Ông M. trình bày: “Bà ấy có thể dẫn nước từ các ruộng kế bên nhưng không chịu mà cứ làm khó đòi tui phải khai thông đường nước”.

Bà cũng nói rằng đã xin ké đường nước của ruộng bên nhưng người ta không cho, vả lại khi bán đất ông cam kết phần đường nước chung không được lấp nên bà mới mua, chứ nếu biết như vầy bà đã không mua.

Rồi giọng bà trở nên bức xúc: “Thật ra, trước đây hai gia đình rất thân nhưng từ khi ảnh kêu tôi muốn đặt ống bọng phải trả bốn chục triệu đồng, tôi không chịu mới sinh ra chuyện. Từ ngày ống bọng bị lấp, tôi phải dùng nước ở mương phèn khiến lúa bị thất mùa hoài”.

Chủ tọa hỏi bị đơn: “Tại sao ông không chịu khai thông đường nước trong khi lúc chuyển nhượng ông đã cam kết: không ai được quyền lấp đường nước?”.

Bị đơn trả lời: “Tôi đào hầm nuôi cá gần đường nước, nếu đặt ống bọng lỡ nước từ ruộng đầy phân bón, thuốc trừ sâu ngấm qua ống bọng chết cá tôi sao?”.

Chủ tọa: “Nếu sau này lỡ xảy ra chuyện cá chết như vậy thì ông có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác. Chứ điều luật có quy định rõ ràng phải dành cho bất động sản liền kề lối dẫn nước thích hợp”. Nhưng ông vẫn cương quyết không đồng ý.

Tòa tuyên bác kháng cáo của ông M., tuyên y án sơ thẩm. Hai bên ra về, ông M. gằn giọng sẽ thưa đến trung ương nữa.

Bà H. buồn bã: “Nếu anh cho tôi đặt ống bọng, anh có thiệt gì đâu. Nếu anh không cho tôi đặt ống bọng, lúa thất hoài, tiền đâu tôi nuôi con ăn học. Xóm giềng ân nghĩa với nhau, anh đành đoạn vậy sao?”.

Khuôn mặt người đàn ông dãn ra một chút rồi trở về nét hằn học, gai góc như cũ…

Tình nghĩa còn hơn tiền bạc

Phiên tòa dân sự tại TAND tỉnh Vĩnh Long gồm năm người. Dãy bên phải gồm hai cha con ông N.V.H., người cha 55 tuổi, con trai 23 tuổi. Dãy bên trái là hai cha con ông H.L.M., cũng trạc tuổi ấy. Ngoài ra còn có ông T.B.T. - người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan.

Nội dung vụ án “tranh chấp lối đi qua bất động sản liền kề” dần hiện ra. Gia đình ông H. có đi nhờ lối đi trên phần đất của ông T. và ông M.. Lối đi này có chiều ngang 1,2m (trong đó phần đất của ông T. 0,7m, phần ông M. 0,5m) với chiều dài 22m.

Đến năm 2012, ông M. đào một con mương cặp lối đi gây sạt lở 0,3m khiến chiều rộng lối đi bị thu hẹp lại còn 0,9m. Ông H. đã yêu cầu ông M. phục hồi lối đi như cũ nhưng ông này không đồng ý.

Ông H. khởi kiện, tuy nhiên nội dung khởi kiện là yêu cầu bên bị phải mở rộng chiều ngang 0,8m chứ không phải như 0,5m trước đây. Phiên sơ thẩm chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn, tuyên bị đơn phải mở chiều rộng 0,5m. Sau đó, cả hai bên đồng kháng cáo.

Ông H. nói: “Thưa tòa, con mương cứ lở dạo khiến bề ngang lối đi hẹp lại, những ngày mưa gió trơn trợt chạy té lăn xuống mương hoài. Rồi vận chuyển nông sản khó khăn. Cực chẳng đã chúng tôi mới gửi đơn kiện, chứ ai không biết câu tắt lửa tối đèn có nhau.

Ảnh không nhớ, chứ lúc chị chuyển dạ sinh thằng này, ảnh không có ở nhà, hai vợ chồng tôi đêm hôm mưa gió chở vợ ảnh đi bệnh viện, giờ nó là kỹ sư kinh tế, không nhớ chuyện ngày xưa, chính nó bảo ảnh bán phần lối đi với giá mấy cây vàng”.

Ông M. lớn giọng: “Chuyện anh giúp tôi thì anh nhớ kỹ. Chứ chuyện con trai anh bệnh, lúc đó chính vợ chồng tôi túc trực ở bệnh viện phụ giúp anh nuôi con, sao anh không nhớ?

Và con anh cũng vậy, nó đi học luật rồi đem luật ra tính toán với chúng tôi, ai đời người ta cho đi nhờ mà còn đòi thêm. Những điều đó sao anh không nghĩ tới?”.

Ông T. giơ tay xin phát biểu. Giọng ông sang sảng: “Tôi đứng kẻ giữa, không bênh ai. Ba đứa tụi tui chơi thân hồi tóc còn để chỏm. Bọn trẻ cũng thế. Nhưng rồi không biết phải chúng học quá cao nên cái gì cũng tính ra thành tiền.

Thằng học kinh tế về bày vẽ cho cha tấc đất tấc vàng, chứ đâu đi nhờ hoài vậy. Đứa học luật về bảo cha, Nhà nước có điều luật quy định phải mở lối đi cho hộ khác, rồi để bụng chuyện bên kia không cho đi nên xúi cha đòi thêm 0,3m nữa. Hai người lớn nghe theo.

Mối thâm tình mấy chục năm nay, vì lấn cấn vài tấc đất mà đành phủi sạch. Vậy mà hai anh, hai cháu không thấy buồn sao?”.

Sự dốc hết lòng cứu vãn mối quan hệ láng giềng của ông T. đã khiến hai bên rút kháng cáo. Tất cả bước xuống bậc tam cấp ra về.

Có lẽ tòa án đẹp nhất là lúc này. Khi sự thực dụng dừng lại, cái tình cái nghĩa lên ngôi để láng giềng vẫn tiếp tục chia sẻ đùm bọc lẫn nhau như sức mạnh văn hóa truyền thống nông thôn ngàn đời vẫn thế...

icon-date
Xuất bản : 09/05/2022 - Cập nhật : 30/11/2022